Mô hình sàn giao dịch (marketplace) cần đo lường các chỉ số nào?(KPI)
logo
5 stars - based on 1 reviews

Tất cả các marketplace (sàn giao dịch, chợ) đều khác nhau, tuy nhiên mỗi một cái đều có những điểm cốt lõi giống nhau: mỗi một sàn đều có người bán (nhà cung cấp) và người mua (người yêu cầu) và làm việc như là một người trung gian kết nối họ với nhau.

Khi bạn kinh doanh với mô hình của một sàn giao dịch, bạn cần chú ý tới các chỉ số KPI quan trọng nào? Việc xác định rõ, đúng các chỉ số cần quan tâm và đo đạc sẽ giúp bạn không bị lạc hướng trong quá trình điều hành việc kinh doanh của mình.

Các chỉ số tổng thể về sàn (marketplace)

Gross merchandize volume (GMV): là toàn bộ giá trị của hàng hoá đã được bán hoặc dịch vụ được mua thông qua sàn trong một khoảng thời gian nào đó. GMV là một chỉ số quan trọng nhất của sàn giao dịch nên các nhà sáng lập cần phải theo dõi tỉ lệ tăng trưởng của chỉ sổ này theo tháng, năm. Với GMV và toàn bộ số lượng giao dịch (transactions) trên sàn, chúng ta có thể tính được giá trị trung bình của một đơn hàng (Averrage order value - AOV)

Doanh số (Revenue):là thu nhập mà công ty nhận được từ việc cung cấp kết nối trung gian trên sàn. Nó được tạo ra từ việc thu phí giao dịch, phí đăng hàng hoá và/hoặc yêu cầu của các nhà mua/bán về các dịch vụ gia tăng. Với doanh số (revenue) và GMV, chúng ta có thể tính được tỉ lệ thu giữ (take rate):

Revenue = GMV * Take Rate

Các chỉ số về người bán hàng/ người cung cấp hàng

Bắt đầu với những người bán hàng/ cung cấp thông thường và tỉ lệ tăng trưởng của họ. Ví dụ:

  • Số lượng người bán/ cung cấp
  • Tỉ lệ tăng trưởng người bán/ cung cấp
  • Số lượng hàng hoá được rao bán
  • Tỉ lệ tăng trưởng số lượng hàng hoá rao bán
  • Giá trung bình hàng hoá ra bán
  • Chi phí đạt được khách hàng (Customer acquisition cost - CAC)

Sự hài lòng cũng là một chỉ số quan trọng của người bán/cung cấp mà bạn cũng cần quan tâm:

  • Phân tích đoàn hệ (cohort analysis): tỉ lệ người bán/cung cấp vẫn còn hoạt động sau 1 tháng và/hoặc sau 1 năm kể từ khi họ đăng ký.
  • Duy trì GMV: Tỉ lệ trung bình GMV do người bán/cung cấp tháng trước tạo ra cho tháng này.
  • Sự tập trung: Tỉ lệ doanh thu được tạo ra bởi 20% người bán/cung cấp lớn nhất.
  • Điểm quảng bá ròng (Net promoter score - NPS)

Chỉ số liên quan tới người mua

Tương tự như với người bán/cung cấp, chúng ta cần phải theo dõi các chỉ số chung sau:

  • Số lượng người mua
  • Tỉ lệ tăng trưởng số người mua
  • Giá trị trung bình một người mua hàng
  • Số lượng đặt hàng trung bình trên một người mua hàng
  • Tỉ lệ tăng trưởng số lượng mua hàng trên một người mua hàng
  • CAC

Các chỉ số hài lòng về người mua hàng

  • Sự đóng góp của khách hàng thường xuyên (Repeat buyer contribution): tỉ lệ những người mua hàng trên 1 lần; và tỉ lệ GMV tạo ra bởi những người mua của tháng trước.
  • Duy trì GMV: tỉ lệ phần trăm GMV được tạo ra bởi các khách hàng tháng trước trong tháng này.
  • Sự tập trung: tỉ lệ doanh số được tạo ra bởi 20% khách hàng lớn nhất
  • NPS
  • mua hàng chéo (nếu có thể): Tỉ lệ người mua lần thứ hai là mặt hàng ở danh mục khác lần đầu.

nguồn: https://www.blog.startupgate.net/post/m%C3%B4-h%C3%ACnh-s%C3%A0n-giao-d%E1%BB%8Bch-marketplace-c%E1%BA%A7n-%C4%91o-l%C6%B0%E1%BB%9Dng-c%C3%A1c-ch%E1%BB%89-s%E1%BB%91-n%C3%A0o-kpi

Bài viết liên quan

TIN MỚI NHẤT

Cách tạo bảng vốn hoá (Cap Table)

Cách tạo bảng vốn hoá (Cap Table)

Bảng vốn hoá (Cap Table) là gì? Cap table
5 chiến lược rút lui (exit) khôn ngoan cho startup

5 chiến lược rút lui (exit) khôn ngoan cho startup

Nếu khởi nghiệp là ước mơ của bạn, vậy tại
Cách tìm kiếm các cố vấn khởi nghiệp cho startup

Cách tìm kiếm các cố vấn khởi nghiệp cho startup

Các cố vấn khởi nghiệp có thể mở ra cánh cửa

CỘNG ĐỒNG