Bạn có hiểu khách hàng của mình?
logo
5 stars - based on 1 reviews

Để có thể tạo ra một sản phẩm tốt, bạn cần phải hiểu khách hàng của mình. Sẽ không phải nói quá nếu cho rằng khách hàng mới là người sẽ quyết định sản phẩm của bạn như thế nào chứ không phải do bạn. Chính khách hàng sẽ quyết định sản phẩm của bạn có màu sắc gì, giao diện ra sao, các tính năng như thế nào.

Để tôi lấy ví dụ cho các bạn dễ hiểu

  • Nếu bạn kinh doanh hay làm sản phẩm cho teen thì sản phẩm của bạn, màu sắc phải tươi trẻ, thiết kế hiện đại. Khi phân phối sản phẩm bạn phải chọn ở những nơi vui chơi giải trí hoặc gần các trường học
  • Nếu bạn kinh doanh dành cho dân công sở thì bạn phải phân phối sản phẩm ở nơi gần các văn phòng, trên đường đi làm về. Sản phẩm trông phải nghiêm túc, chuyên nghiệp. Màu sắc nên trầm ấm, thiết kế đơn giản nhưng chỉn chu, ngăn nắp.
  • Nếu bạn nhắm tới các trẻ em thì phải nằm gần các trường mẫu giáo, trên các con đường đi học về, tên sản phẩm phải dễ đọc, màu sắc phải sặc sỡ.

Một trong những cách hiệu quả nhất để phân tích và tìm hiểu khách hàng là sử dụng sơ đồ thấu cảm (empathy map). Hãy tìm hiểu và liệt kê các thông tin liên quan tới khách hàng mục tiêu của bạn theo sơ đồ bên dưới. Bạn sẽ mất một ít thời gian cho việc này, nhưng sau đó bạn sẽ có cái nhìn thấu đáo hơn về thượng đế mà bạn sẽ phục vụ.

1. Người đó nhìn thấy gì: Điều người đó thường trông thấy như thế nào? Xung quanh người đó có những ai? Ai là bạn người đó? Hằng ngày người đó tiếp xúc với thông tin quảng cáo hay sản phẩm nào? Người đó đang đối mặt với những vấn đề gì?

2. Người đó nghe thấy gì: bạn bè, người thân của người đó nói gì? Ai thực sự ảnh hưởng và ảnh hưởng tới người đó như thế nào? Những kênh truyền thông nào tác động mãnh mẽ tới nhận thức của họ?

3. Người đó suy nghĩ và cảm nhận như thế nào: Điều gì thật sự quan trọng với người đó (những điều sâu kín mà thậm chí họ không nói ra hoặc không ý thức được)? Cảm xúc nào thúc đẩy người đó? Điều gì khiến người đó có thể mất ngủ? Người đó có ước mơ và nguyện vọng gì?

4. Người đó nói gì và làm gì: Hình dung ra những gì người đó có thể nói hoặc hành xử nơi công cộng. Thái độ của người đó ra sao? họ nói về những vấn đề gì? Hãy chú ý tới sự khác biệt giữa cái họ suy nghĩ bên trong và hành động thể hiện bên ngoài. Có một điều khá thú vị giữa việc mọi người nghĩ là họ sẽ làm và điều thực sự họ làm. Ví dụ như hầu hết ai cũng nghĩ là việc tập thể dục buổi sáng rất tốt cho sức khoẻ, nhưng thực tế họ lại ngủ nướng đến sát giờ đi làm mới vội vã thức dậy.

5. Khó khăn và nỗi sợ: nỗi bức xúc lớn nhất của người đó là gì? Chướng ngại nào ngăn cản họ đến với điều họ mong muốn? Người đó sợ những rủi ro nào?

6. Thành quả và hạnh phúc: người đó mong muốn đạt được điều gì? thước đo thành công của họ? điều gì khiến họ hạnh phúc? Hãy thử suy nghĩ vài cách mà có thể họ sẽ, đang làm để đạt được điều đó.

Các nhà khởi nghiệp thành công, có thể mỗi người có một năng lực khác nhau, kỹ năng khác nhau như bán hàng, lãnh đạo, quản lý, marketing, tuy nhiên có một điểm chung đó là tất cả họ đều là chuyên gia về các khó khăn, tình cảnh của khách hàng. Họ thấu hiểu cuộc sống của khách hàng, vì thế những điều họ nói, kể chuyện đều là những bức tranh sâu kín về các khách hàng, sâu sắc đến mức mà nhiều khi chính khách hàng cũng không hiểu rõ về bản thân đến vậy.

Còn bạn, bạn hiểu sao về khách hàng của mình?

Tham khảo thêm: khởi nghiệp bán lẻ  

 

Bài viết liên quan

TIN MỚI NHẤT

Cách tạo bảng vốn hoá (Cap Table)

Cách tạo bảng vốn hoá (Cap Table)

Bảng vốn hoá (Cap Table) là gì? Cap table
5 chiến lược rút lui (exit) khôn ngoan cho startup

5 chiến lược rút lui (exit) khôn ngoan cho startup

Nếu khởi nghiệp là ước mơ của bạn, vậy tại
Cách tìm kiếm các cố vấn khởi nghiệp cho startup

Cách tìm kiếm các cố vấn khởi nghiệp cho startup

Các cố vấn khởi nghiệp có thể mở ra cánh cửa

CỘNG ĐỒNG