Mô hình kinh doanh phổ biến cho các công ty khởi nghiệp
logo
5 stars - based on 1 reviews

Mô hình kinh doanh là một trong khía cạnh cốt lõi tạo nên thành công cho startup vì bất kể thế nào startup cần phải tạo ra đủ tiền để đầu tư cho tương lai và duy trì bền vững. Rất nhiều các nhà khởi nghiệp thường quên mất hay cố hình bỏ qua phần "mô hình kinh doanh" khi thảo luận và lên kế hoạch chiến lược. Để startup có thể tồn tại và tương lai dài lâu, các nhà sáng lập cần phải suy nghĩ về một số câu hỏi như "Mô hình kinh doanh nào phù hợp nhất với ý tưởng của tôi? hoặc "Làm sao để tôi biết startup của mình đang sử dụng đúng mô hình kinh doanh"?

Mô hình kinh doanh bạn chọn phải gắn với vấn đề của khách hàng mà startup của bạn giải quyết và làm tốt hơn các đối thủ khác. Có rất nhiều mô hình kinh doanh khác nhau và quan trọng nhất là phải chọn mô hình nào là phù hợp nhất với việc kinh doanh của bạn. Một trong những lỗi tệ nhất mà các nhà sáng lập hay mắc phải là họ cố gắng "phát minh lại" một mô hình kinh doanh hoặc tạo ra một cách mới trong việc tạo ra dòng tiền (cask flow) mà chưa từng tồn tại trước đó. Đối với một nhà đầu tư thì điều đó không khác gì: "Tôi đang cố gắng sử dụng một cách tạo ra tiền mà chưa từng được chứng minh là đúng cho startup của tôi, đồng nghĩa với ông khó mà kiếm được lợi nhuận nếu đầu tư vào".

Có rất nhiều cách có thể tạo ra doanh thu đã được kiểm nghiệm (chứng minh) và với tư cách là nhà sáng lập công việc của bạn là tìm ra cái nào phù hợp nhất với sự nghiệp kinh doanh của bạn. Nếu bạn không biết bắt đầu từ đâu thì tôi sẽ giới thiệu bên dưới 9 mô hình kinh doanh đã được rất nhiều các startup nổi tiếng trên thế giới áp dụng thành công.

Làm người trung gian (middleman model)

Warby Parker đã có một ý tưởng rất đơn giản vào năm 2010 mà chúng ta có thể ước là mình đã nghĩ ra sớm hơn họ. Năm đó họ quyết định tham gia vào thị trường kính mắt, một thị trường độc quyền của Luxottica - một công ty kiếm soát giá cả của các thiết kế kính mắt. Với mức giá thiết lập cao, Warby Parker đã nhìn thấy một cơ hội lớn ở thị trường và nhận ra rằng bởi vì các thương hiệu đã bán bản quyền cho các công ty lớn như Luxottica khiến cho chi phí sản xuất và thiết kế của họ tăng cao. Vậy một giải pháp logic cho vấn đề này là gì? Đó chính là trở thành người trung gian. Với khả năng có thể giảm rất nhiều giá thành của sản phẩm cùng với các yếu tố cá nhân và xã hội tuyệt vời đã tạo thành thương hiệu cho công ty. Họ có thể tạo ra tiền bằng cách giúp cho người tiêu dùng tiết kiệm được rất nhiều tiền. Tôi gọi đó là win -win

Tại sao mô hình này hiệu quả: Trở thành người trung gian giúp cho startup có một lợi thế rất lớn về giá và tiết kiệm tiền cho người tiêu dùng. Có ai mà không thích điều này? Mô hình này cũng giúp startup có thể kiểm soát nhiều hơn về chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ và giúp họ có thể nhận được phản hồi ngay lập tức từ người dùng và liên tục cải thiện sản phẩm. Mô hình này cũng cho phép kiếm soát tốt hơn về mặt hợp đồng, đàm phán với nhà phân phối và xây dựng mối quan hệ tốt hơn.

Các công ty đang thực hiện mô hình này: Casper đang sử dụng mô hình này để thay đổi cách mua bán đệm. Scarosso đang sử dụng mô hình này trong thị trường giày dép. Brideside đã thành công với mô hình này trong lĩnh vực bán lẻ tiệc cưới và Audicus đã thay đổi thị trường máy trợ thính với mô hình này.

Trở thành một sàn, chợ (marketplace model)

Đây là một mô hình khá phổ biến hiện nay, về cơ bản đây là mô hình gần giống như chợ truyền thống, chỉ khác thay vì địa điểm là ở ngoài đời thì là ở trên mạng. Cac cửa hàng sẽ đăng ký trên trang của bạn và buôn bán trên đó. Bạn là người quản lý chợ và có thể thu phí địa điểm của cửa hàng hoặc thu phí trên các giao dịch buôn bán trên đó.

Mô hình đăng ký (subscription model) 

Đây là một mô hình thường áp dụng khi bạn cung cấp một dịch vụ nào đó. Thường thì các khách hàng sẽ sử dụng dịch vụ của bạn thường xuyên, hàng ngày hoặc tuần vài lần.

Mô hình yêu cầu (On-demand model) 

Đây là mô hình khá phổ biến gần đây, nguyên tắc của nó là đáp ứng từng nhu cầu bất chợt của khách hàng. Ví dụ như shipper hay grab, hoặc sửa điện nước.

Mô hình Freemium (Freemium model) 

Đây là mô hình ghép bởi Free + Preminum, tức là về cơ bản bạn cung cấp một dịch vụ cho khách hàng và miễn phí một số tính năng cơ bản. Với một số tính năng nâng cao thì khách hàng cần phải trả tiền.

Bài viết liên quan

TIN MỚI NHẤT

Cách tạo bảng vốn hoá (Cap Table)

Cách tạo bảng vốn hoá (Cap Table)

Bảng vốn hoá (Cap Table) là gì? Cap table
5 chiến lược rút lui (exit) khôn ngoan cho startup

5 chiến lược rút lui (exit) khôn ngoan cho startup

Nếu khởi nghiệp là ước mơ của bạn, vậy tại
Cách tìm kiếm các cố vấn khởi nghiệp cho startup

Cách tìm kiếm các cố vấn khởi nghiệp cho startup

Các cố vấn khởi nghiệp có thể mở ra cánh cửa

CỘNG ĐỒNG