Lean Startup là gì? Lean Canvas có cần thiết?
logo
5 stars - based on 1 reviews

Khởi nghiệp tinh gọn (lean startup) gần đây được áp dụng phổ biến rộng rãi trên thế giới, đặc biệt trong lĩnh vực phát triển dịch vụ, sản phẩm phần mềm mà trọng tâm là hướng người tiêu dùng (consumer).

Trước đây các sản phẩm phần mềm chủ yếu được tạo ra cho các doanh nghiệp, nhà cung cấp nên thường là các hệ thống nghiệp vụ. Người sử dụng là các nhân viên trong công ty, họ đã làm theo các nghiệp vụ hết năm này qua năm khác, vì thế khi thiết kế hệ thống nghiệp vụ cho họ, người phát triển phần mềm cần phải nghiên cứu nghiệp vụ, rồi thiết kế hệ thống, thiết kế sản phẩm, xây dựng sản phẩm, kiểm thử và phát hành. Quy trình này được gọi là waterfall.

Tuy nhiên với sự tăng trưởng thần kỳ của internet, các sản phẩm dịch vụ không còn chỉ nhắm vào các doanh nghiệp hay nhà cung cấp mà đang chuyển dịch sang hướng người tiêu dùng (consumer). Chúng ta có thể thấy hàng loạt đơn cử như Luxstay, foody, Jamja, Tiki, Lazada, Wefit ... Do sản phẩm, dịch vụ hướng người tiêu dùng là đám đông nên nhu cầu, hành vi của họ rất khó đoán biết, và liên tục thay đổi. Nếu bạn hỏi 10 người thì sẽ có 10 ý kiến khác nhau, việc này khiến cho phát triển theo mô hình waterfall như trước giờ sẽ rất tốn tài nguyên, thời gian khi cần phải điều chỉnh theo nhu cầu của khách hàng, vì thế họ thường tiêu tốn sạch hết tiền bạc, tài nguyên trước khi tạo ra được sản phẩm phù hợp với người tiêu dùng. Lean Startup ra đời để giải quyết vấn đề này.

Với Lean Startup bạn sẽ xây dựng sản phẩm cho ý tưởng mới (MVP) một cách nhanh chóng, sau đó dựa trên chu kỳ học tập - xây dựng sản phẩm - đo lường liên tục mà cải tiến sản phẩm dần dần dựa trên phản hồi cuả khách hàng. Các giả thiết của bạn sẽ được xác thực dần sau mỗi một chu kỳ lặp đó. Bằng cách này nhà sáng lập khởi nghiệp có thể tạo ra được sản phẩm phù hợp với môi trường (PMF) trước khi tiêu tốn hết tài nguyên của mình.

Thông thường khi đạt được PMF thì lúc đó sản phẩm đã khác biệt tới 66% so với ý tưởng ban đầu, điều đó nói lên rằng nhà sáng lập liên tục phải thay đổi chiến lược, ý tưởng cho sản phẩm. Tuy nhiên bạn cần hiểu rằng thay đổi "chiến lược" hoàn toàn khác với thay đổi "tầm nhìn". Với việc liên tục phải thay đổi ý tưởng như vậy, sẽ nảy sinh một vấn đề: Liệu các thành viên trong đội nhóm khởi nghiệp có cùng chung một nhận thức hay không? điều này là vô cùng quan trọng vì nếu không cùng chung một nhận thức thì khi phải thay đổi sẽ dẫn đến cãi vã, không thể thống nhất cùng hướng đi dẫn tới tan rã nhóm. Đây là một trong những nguyên nhân lớn khiến các startup thất bại ngay từ giai đoạn đầu.

Để tránh điều này, các nhà khởi nghiệp thường dùng bản lean canvas để cùng thảo luận và chia sẻ nhận thức chung với nhau. Cần nhớ rằng khởi nghiệp là một cuộc chơi mà bạn sẽ chiến thắng cùng các đồng sự, chứ không phải một mình. Vì thế việc rất quan trọng là hội nhóm phải liên tục trao đổi xoay quanh bản tài liệu lean canvas và liên tục cập nhật theo các nhận thức mới.

 

Bài viết liên quan

TIN MỚI NHẤT

Cách tạo bảng vốn hoá (Cap Table)

Cách tạo bảng vốn hoá (Cap Table)

Bảng vốn hoá (Cap Table) là gì? Cap table
5 chiến lược rút lui (exit) khôn ngoan cho startup

5 chiến lược rút lui (exit) khôn ngoan cho startup

Nếu khởi nghiệp là ước mơ của bạn, vậy tại
Cách tìm kiếm các cố vấn khởi nghiệp cho startup

Cách tìm kiếm các cố vấn khởi nghiệp cho startup

Các cố vấn khởi nghiệp có thể mở ra cánh cửa

CỘNG ĐỒNG