Các sai lầm mà nhà sáng lập khởi nghiệp hay mắc phải
logo
5 stars - based on 1 reviews

Trong phần trước chúng ta đã tìm hiểu sự khác nhau giữa một công ty khởi nghiệp (0-> 1) và một công ty kinh doanh SME (1 -> n) là như thế nào để chúng ta có một chiến lược cụ thể cho công ty của mình. Ở phần này tôi xin chia sẻ một số những lai lầm mà các nhà sáng lập công ty (0->1) cần tránh trong giai đoạn đầu thành lập công ty. Nếu các bạn kinh doanh SME thì cũng có thể đọc qua vì có một số thứ vẫn có thể áp dụng được.

Tạo một bản kinh doanh chi tiết

Trong khởi nghiệp từ 0 -> 1 ví như chúng ta đi vào một khu rừng nguyên sinh chưa có dấu chân người đi trước vậy, các thông tin toàn bộ là phỏng đoán, có rất nhiều điều cần chúng ta tìm ra và chứng minh, vì vậy việc chuẩn bị một bản kinh doanh chi tiết như một công ty SME là hoàn toàn không cần thiết. Mất 2 - 3 tuần với một bản kinh doanh chi tiết 50 trang giấy chỉ là một sự lãng phí tài nguyên không cần thiết. Vì rất nhanh chóng, bản kế hoạch đó không còn đúng nữa và sẽ phải chỉnh sửa lại. Thực tế các công ty khởi nghiệp thành công thì mô hình, ý tưởng kinh doanh của họ khác biệt tới 70% so với ý tưởng bạn đầu. Đây cũng chính là một rào cản khiến cho các công ty lớn khó có thể nhảy vào sân chơi của các lĩnh vực sáng tạo 0->1 vì ở các công ty lớn, để có thể được chấp nhận đề án kinh doanh, bạn luôn phải tạo tài liệu kế hoạch thật chi tiết. Ngoài ra các nhà sáng lập công ty xuất thân là một doanh nhân rất dễ mắc phải sai lầm này.

Phát triển một sản phẩm với một bản mô tả/ thiết kế chi tiết

Gần đây nhắc tới khởi nghiệp mọi người thường liên hệ ngay tới khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Mặc dù điều này là không đúng, nhưng có một thực tế là đa số các công ty khởi nghiệp ngày nay đều liên quan tới công nghệ thông tin. Những người xuất thân là các kỹ sư lập trình rất dễ bị mắc vào sai lầm này, vì trước giờ trong mô hình phát triển phần mềm đều đòi hỏi bản mô tả chi tiết về sản phẩm trước khi họ thực sự bắt tay vào tạo ra sản phẩm đó. Tuy nhiên trong lĩnh vực sáng tạo khởi nghiệp 0->1 thì việc này là hết sức lãng phí. Chúng ta thậm chí không thể biết trước được cuối cùng sản phẩm mà khách hàng chấp nhận sẽ như thế nào. Vì thế việc bỏ nhiều tài nguyên để tạo ra bản mô tả/thiết kế chi tiết cho sản phẩm là rất lãng phí.

Gắn chặt vào mô hình kinh doanh ban đầu

Các nhà sáng lập khởi nghiệp luôn là những người có tính cách và lập trường rất chắc chắn. Vì thế rất khó khiến họ thay đổi các lập trường của mình. Đặc biệt những người đã từng thành công trước đó. Tuy nhiên quá trình sáng tạo 0->1 là quá trình chúng ta học hỏi và thay đổi sao cho phù hợp với mong muốn của khách hàng chứ không phải chứng minh cái ta nghĩ ban đầu là đúng. Vì thế đừng quá cố chấp, bảo thủ ý tưởng, mô hình ban đầu của mình khi nhận thấy không còn phù hợp.

Quá chú trọng vào đối thủ cạnh tranh

"Khác biệt hay là chết" - chúng ta nghe câu này quá nhiều trên báo đài, đặc biệt là những người làm Marketing. Không phủ nhận để nổi bật thì chúng ta cần phải khác biệt đối thủ để có chỗ đứng trên thị trường. Tuy nhiên điều này chỉ có sức mạnh lớn trong giai đoạn từ 1->n, còn trong giai đoạn đầu, từ 0->1, chúng ta, thậm chí kể cả đối thủ của chúng ta họ cũng đang mò mẫm tìm tòi để học hỏi xem thực sự thị trường cần gì để đáp ứng tốt nhất. Vậy thì tại sao chúng ta lại phải bỏ nhiều tâm sức để xem đối thủ cạnh tranh họ đang làm gì. Hãy tập trung vào sản phẩm của mình, lắng nghe khách hàng và thị trường phản hồi là điều các nhà sáng lập nên làm.

Tạo ra báo cáo tài chính thật chính xác

Tiền bạc là máu của doanh nghiệp, tuy nhiên giai đoạn đầu chúng ta còn chưa hình dung rõ ngày mai sẽ có gì phát sinh, việc cố găng ngồi suy nghĩ và tỉ mẩn tạo ra một bản báo cáo, dự đoán tài chính thật chính xác cũng là một sự lãng phí tài nguyên rất lớn. Những nhà sáng lập suất thân từ kế toán, tài chính rất dễ bị mắc phải sai lầm này.

Thêm quá nhiều tính năng "nice to have" vào sản phẩm

Trong cuốn sách 36 lời khuyên dành cho nhà khởi nghiệp, tác giả cũng nhấn mạnh việc quan trọng nhất của các công ty khởi nghiệp là tập trung đáp ứng hoàn hảo một nhu cầu của khách hàng là đủ. Không nên đáp ứng nhiều nhu cầu một cách "tạm đủ". Khi cung cấp một sản phẩm, các nhà sáng lập rất hay nhận được có yêu cầu khác của khách hàng, và vì thế họ đều cố gắng thêm thật nhiều tính năng không quá quan trọng vào sản phẩm của mình để làm hai lòng khách hàng. Nhưng các công ty khởi nghiệp rất thiếu thốn về nguồn lực, họ cần nhận ra nhu cầu cao nhất của khách hàng và tập trung mọi nguồn lực đáp ưng nhu cầu đó một cách "hoàn hảo" nhất. Những thứ khác cần phải biết học cách nói "không".

Quá chú trọng vào thiết kế của sản phẩm

Một sản phẩm bắt mắt, đẹp long lanh luôn thu hút khách hàng là điều ai cũng nghĩ như vậy. Nhất là những người xuất thân từ ngành thiết kế. Tuy nhiên trong khởi nghiệp giai đoạn đầu, cái chúng ta cần trước mắt là giải quyết vấn đề, đáp ứng nhu cầu của khách hàng trước, sau đó mới dần dần cải thiện thiết kế và hình thức của sản phẩm.

Gọi quá nhiều tiền từ các quỹ đầu tư

Trong giai đoạn đầu của khởi nghiệp sáng tạo 0->1, cái cần nhất chính là hiểu về tâm tư của khách hàng và đáp ưng nhu cầu, giải quyết vấn đề cho họ một cách tốt nhất. Khi các nhà sáng lập gọi quá nhiều tiền họ sẽ có xu hướng dùng tiền để giải quyết các vấn đề phát sinh, và thực ra vấn đề luôn nằm ở đó chứ chưa bao giờ thực sự được giải quyết. Ngoài ra việc gọi quá nhiều tiền ở giai đoạn đầu cũng đồng nghĩa với việc bạn "bán rẻ" công ty của mình quá sớm.

Tuyển dụng quá nhiều người trước khi sẵn sàng

Giai đoạn đầu khi đã có sản phẩm, một số khách hàng dùng trả tiền, các nhà sáng lập rất dễ có tâm lý nôn nóng muốn đẩy mạnh mở rộng công ty nên tuyển rất nhiều người vào, việc này làm công ty hoạt động khó khăn và thậm chí thua lỗ. Nên nhớ tạo ra được sản phẩm khách hàng thích chưa phải là thời điểm sãn sàng để tăng trưởng, bạn cần hoàn thiện mô hình kinh doanh, các quy trình và kiến thức vận hành công ty cũng cần phải được hoàn chỉnh trước khi nghĩ tới việc tăng quy mô.

Tập trung vào marketing hơn là sale (bán hàng)

Hành trình khởi nghiệp 0->1 là sự thấu hiểu khách hàng và đáp ứng nhu cầu của họ. Vì thế tối quan trọng là phải tiếp xúc thường xuyên với họ để lắng nghe phản hồi và cải thiện. Và sale là cách bắt buộc và tập trung làm trong giai đoạn đầu vì chỉ có sale chúng ta mới gặp mặt và trực tiếp làm việc với khách hàng. Một số nhà sáng lập quá tập trung vào việc mở rộng doanh thu nên đẩy mạnh marketing, khách hàng đạt được từ marketing là các khách hàng chúng ta không gặp trực tiếp họ, không biết họ là ai nên rất khó có thể nhận được phản hổi tích cực từ họ. Ngoài ra chi phí cho marketing cũng không hề rẻ chút nào.

Bài viết liên quan

TIN MỚI NHẤT

Cách tạo bảng vốn hoá (Cap Table)

Cách tạo bảng vốn hoá (Cap Table)

Bảng vốn hoá (Cap Table) là gì? Cap table
5 chiến lược rút lui (exit) khôn ngoan cho startup

5 chiến lược rút lui (exit) khôn ngoan cho startup

Nếu khởi nghiệp là ước mơ của bạn, vậy tại
Cách tìm kiếm các cố vấn khởi nghiệp cho startup

Cách tìm kiếm các cố vấn khởi nghiệp cho startup

Các cố vấn khởi nghiệp có thể mở ra cánh cửa

CỘNG ĐỒNG