Cách tạo bảng vốn hoá (Cap Table)
logo
5 stars - based on 1 reviews

Bảng vốn hoá (Cap Table) là gì?

Cap table (còn được gọi là bảng vốn hoá) là một bảng tính dành cho một công ty mới thành lập hoặc công ty kinh doanh giai đoạn đầu, liệt kê tất cả chứng khoán của công ty như cổ phiếu, cổ phần phổ thông, cổ phiếu ưu đãi, chứng quyền, người sở hữu chúng và giá mà các nhà đầu tư phải trả cho những chứng khoán. Nó cho biết tỷ lệ sở hữu của mỗi nhà đầu tư trong công ty, giá trị chứng khoán của họ và mức độ pha loãng theo thời gian. Các bảng vốn hóa được tạo trước tiên, trước các tài liệu khác của công ty, trong giai đoạn đầu của một công ty khởi nghiệp hoặc liên doanh. Sau một vài vọng gọi vốn, bảng vốn hoá trở nên phức tạp và liệt kê các nguồn lực gọi vốn tiềm năng, các đợt phát hành lần đầu ra công chúng (IPO), mua bán và sáp nhập cũng như các giao dịch khác.

Ngoài việc ghi lại các giao dịch, một bảng vốn hoá còn bao gồm nhiều tài liệu pháp lý như phát hành cổ phiếu, chuyển nhượng, huỷ bỏ, chuyển đổi nợ thành vốn chủ sở hữu và các tài liệu khác. Các giám đốc điều hành phải quản lý chính xác tất cả các giao dịch và tài liệu này để hiển thị các sự kiện kể từ khi thành lập công ty. Mẫu bảng vốn hoá đơn giản nhất liệt kê các cổ đông ban đầu và quyền sở hữu cổ phần tương ứng của họ. Bảng vốn hoá được sử dụng bởi các nhà đầu tư mạo hiểm, doanh nhân và nhà phân tích đầu tư để phân tích các sự kiện quan trọng như pha loãng quyền sở hữu, quyền chọn cổ phiếu của nhân viên và vấn đề phát hành chứng khoán mới.

Cách để tạo một bảng vốn hoá 

Hầu hết các công ty sử dụng spreadsheets để tạo bảng vốn hoá khi thành lập doanh nghiệp. Bảng vốn hoá phải được thiết kế theo bố cục đơn giản và có tổ chức, thể hiện rõ ai sở hữu một số cổ phiếu nhất định và số lượng cổ phiếu đang lưu hành. Cấu trúc phổ biến nhất là liệt kê tên của nhà đầu tư/ chủ sở hữu chứng khoán trên trục Y, trong khi loại chứng khoán được liệt kê trên trục X.

 Ngoài ra, một công ty có thể sử dụng mẫu spreadsheets cho phép bổ sung thông tin và số liệu liên quan đến hoạt động kinh doanh của họ. Hàng đầu tiên phải cho biết tổng số cổ phần của công ty. Các hàng tiếp theo sẽ liệt kê những điều sau:

  • Cổ phiếu được quyền phát hành: số lượng cổ phiếu công ty được phép phát hành
  • Cổ phiếu đang lưu hành: số lượng cổ phiếu mà tất cả các cổ đông trong công ty nắm giữ 
  • Cổ phiếu chưa phát hành: số lượng cổ phiếu chưa được phát hành 
  • Cổ phiếu dành cho gói quyền chọn mua cổ phiếu: cổ phiếu chưa bán được dành cho những người lao động tương lai 

Một bảng riêng biệt trong bảng vốn hoá sẽ bao gồm các điều sau:

  • Tên cổ đông: tên của các cổ đông đã mua cổ phần của công ty 
  • Cổ phần sở hữu của mỗi cổ đông: số lượng cổ phần mà mỗi cổ đông nắm giữ 
  • Cổ phiếu pha loãng hoàn toàn: tổng số cổ phiếu đang lưu hành (giúp cổ đông xác định giá trị cổ phiếu của mình)
  • Tuỳ chọn còn lại: số lượng cổ phiếu còn lại có sẵn để được lựa chọn.

Những người sáng lập công ty được liệt kê đầu tiên trong bảng, tiếp theo là giám đốc điều hành và các nhân viên khác sở hữu vốn cổ phần, sau đó là các nhà đầu tư như nhà đầu tư thiên thần và nhà đầu tư mạo hiểm.

Ví dụ về bảng vốn hoá

Dưới đây là ví dụ về bảng vốn hoá từ một trong nhiều mẫu excel miễn phí của CFI

Bảng tính bên dưới chứa hai phần - định giá và quyền sở hữu. Tất cả các số màu xanh lam là giả định được mã hoá cứng và tất cả các số màu đen là công thức.

Trong phần định giá, hãy nhập giá trị công ty hiện tại (tức là 1 triệu đôla) và số lượng cổ phiếu đang lưu hành hiện tại (tức là 200.000)

Trong phần quyền sở hữu, hãy nhập giá trị đô la mà mỗi nhà đầu tư đang đóng góp vào vòng gọi vốn (tức là 100.000 đôla cho nhà đầu tư 1, 250.000 đô la cho nhà đầu tư 2, v.v.)

Cập nhật bảng vốn hoá

Với mỗi vòng gọi vốn bổ sung, bảng vốn hoá yêu cầu phải được cập nhật. Ví dụ: phát hành cổ phiếu mới của một chứng khoán hiện có, tăng hoặc giảm quyền chọn cổ phiếu cho nhân viên và phát hành cổ phiếu mới của một chứng khoán yêu cầu phải cập nhật vào bảng vốn hoá để phản ánh những thay đổi. Ngoài ra, việc rút lui của các cổ đông chủ chốt, chuyển nhượng cổ phần cho một cổ đông hiện hữu khác hoặc cổ đông mới, và việc thôi việc hay nghỉ hưu của nhân viên đòi hỏi công ty phải cập nhật lại bảng vốn hoá.

Bảng vốn hoá được cập nhật giúp các doanh nhân và nhà đầu tư mạo hiểm đưa ra quyết định sáng suốt dựa trên thông tin hiện tại. Ngoài ra, các công ty của Mỹ hay sử dụng bảng vốn hoá của họ như một hệ thống duy nhất để ghi lại quyền sở hữu cổ phiếu. Luật pháp Mỹ cho phép các bảng vốn hoá được sử dụng như một hồ sơ pháp lý chính thức về quyền sở hữu vốn cổ phần và do đó, phải được cập nhật liên tục để phản ánh bất kỳ thay đổi nào trong quyền sở hữu cổ phiếu. (Pháp luật Việt Nam yêu cầu phải gửi lên cơ quan nhà nước để đăng ký quyền sở hữu cổ phiếu mỗi khi có sự thay đổi trong bảng vốn hoá của công ty).

Phân tích thác nước (Waterfall Analysis)

Phân tích thác nước chỉ ra số tiền mà mọi cổ đông trên bảng vốn hoá sẽ nhận được dựa trên số tiền có sẵn cho vốn chủ sở hữu trong trường hợp thanh lý công ty. Các sự kiện thanh lý thường không chắc chắn và các cổ đông không thể biết trước được chúng sẽ xảy ra như thế nào và khi nào. Phân tích thác nước dựa trên một loạt các giả định về đưa ra tỷ lệ phần trăm thực tế của tiền thu được sẽ được phân phối cho các cổ đông nếu công ty bị thanh lý.

Bảng vốn hoá thường chỉ ra quyền sở hữu kế toán của các cổ đông cá nhân, là tỷ lệ sở hữu thực tế. Quyền sở hữu kế toán thay đổi từ quyền sở hữu kinh tế, là tỷ lệ sở hữu có sẵn trên vốn chủ sở hữu.

Bảng vốn hoá được sử dụng như thế nào?

 

  • Gọi vốn

Khi đàm phán với các nhà đầu tư về nguồn vốn mới, các nhà đầu tư quan tâm đến việc xem quyền sở hữu công ty được cấu trúc như thế nào và những thay đổi đã xảy ra trong các vòng gọi vốn trước đó. Các nhà đầu tư có thể có những câu hỏi có thể được trả lời bằng bảng vốn hoá. Ví dụ, các nhà đầu tư mới sẽ muốn biết tác động của khoản đầu tư của họ đối với các nhà đầu tư khác. Họ muốn tránh mọi tình huống kiện tụng tiềm ẩn có thể khiến họ gặp khó khăn với các nhà đầu tư khác. Các nhà đầu tư cũng muốn xem vị trí của họ trong bảng xếp hạng thanh khoản. Họ muốn ngồi trên cùng để có thể được hoàn vốn trước các nhà đầu tư khác trong trường hợp xảy ra sự cố thanh khoản.

 

  • Tuyển dụng nhân viên 

Mặc dù các công ty chủ yếu tập trung vào các nhà đầu tư và giám đốc điều hành, hầu hết các công ty đang trở nên minh bạch với nhân viên của họ về bảng vốn hoá. Điều này giúp giữ chân những nhân viên có thành tích tốt và giữ họ có động lực để tiếp tục phục vụ công ty. Giám đốc điều hành công ty muốn biết các khoản thanh toán mà họ sẽ nhận được từ tỷ lệ sở hữu của họ nếu công ty bán hoặc thanh lý. Các công ty minh bạch và có tổ chức có cơ hội giữ chân nhân viên của họ cao hơn, ngay cả khi công ty đang gặp khó khăn về tài chính.

 

  • Tuân thủ quy định và thuế 

Ở hầu hết các quốc gia, chẳng hạn như Mỹ, bảng vốn hoá được sử dụng như một hồ sơ pháp lý chính thức về quyền sở hữu vốn cổ phần. Cơ quan thuế dựa vào bảng vốn hoá để xác định xem công ty, nhân viên và nhà đầu tư có nộp đủ số thuế cần thiết hay không. Nếu bảng vốn hóa không được cập nhật liên tục, công ty hoặc nhân viên của công ty có thể phải trả nhiều khoản thuế hơn mức cần thiết. Nếu công ty nộp ít thuế hơn yêu cầu, họ có thể bị phạt cao cho những sai lầm mà lẽ ra họ có thể tránh được.

 

  • Bán công ty

Khi công ty quyết định bán doanh nghiệp cho một công ty khác, số tiền thu được từ việc bán được chia cho các cổ đông. Bảng vốn hoá cho thấy mỗi cổ đông nhận được bao nhiêu từ số tiền thu được và theo thứ tự như thế nào. Một bảng vốn hoá được cập nhật giúp loại bỏ mọi bất đồng và các vụ kiện có thể phát sinh từ việc phân phối tiền thu được.

 

Nguồn: https://www.blog.startupgate.net/

Bài viết liên quan

TIN MỚI NHẤT

Cách tạo bảng vốn hoá (Cap Table)

Cách tạo bảng vốn hoá (Cap Table)

Bảng vốn hoá (Cap Table) là gì? Cap table
5 chiến lược rút lui (exit) khôn ngoan cho startup

5 chiến lược rút lui (exit) khôn ngoan cho startup

Nếu khởi nghiệp là ước mơ của bạn, vậy tại
Cách tìm kiếm các cố vấn khởi nghiệp cho startup

Cách tìm kiếm các cố vấn khởi nghiệp cho startup

Các cố vấn khởi nghiệp có thể mở ra cánh cửa

CỘNG ĐỒNG