Cách chọn lựa đội ngũ đồng sáng lập khi khởi nghiệp
logo
5 stars - based on 1 reviews

Khởi nghiệp ở giai đoạn đầu thì đội ngũ nhóm khởi nghiệp là vô cùng quan trọng. Một đội ngũ làm việc ăn ý với nhau sẽ mang đến một sức mạnh to lớn để đi tới thành công. Ngược lại một đội nhóm không phù hợp sẽ nhanh chóng ta rã và đi đến thất bại. Vậy làm thế nào để có thể chọn lựa, đánh giá xem đội ngũ khởi nghiệp của mình có phù hợp không?

Đầu tiên chúng ta cần hiểu rõ tổ chức của một công ty khởi nghiệp thưở ban đầu là vô cùng bất ổn, có thể nói đây là một tổ chức, đội nhóm "tự tổ chức", tức là hầu hết chưa có phân quyền rõ ràng, chưa có tách biệt rõ ràng ai làm nhiệm vụ gì mà hầu hết mọi việc ai cũng phải làm, các công việc đều được quyết định bởi nhóm nhiều hơn là bởi một người.

Chúng ta cần tự hỏi tại sao lại cần phải có đội ngũ đồng sáng lập? Bạn hãy nhìn vào biểu đồ bên dưới để có cái nhìn rõ hơn 

Theo thống kê ở trên thì bạn thấy rằng nếu như bạn khởi nghiệp một mình (chỉ có 1 nhà sáng lập) thì trung bình phải mất tới 70 tháng, tức là gần 6 năm thì công ty của bạn mới có thể phát triển đến giai đoạn mở rộng (scale up), trong khi với số thành viên từ 3-5 người sẽ rút ngắn xuống còn gần 30 tháng, tức là nhanh hơn tới gần 3 lần. Trong khi đó tài nguyên quý giá nhất của khởi nghiệp là thời gian, rõ ràng các công ty có thể học nhanh hơn trong thời gian ngắn hơn sẽ chiếm ưu thế hơn nhiều. Thực tế hầu hết các công ty khởi nghiệp thành công đều có hơn một người đồng sáng lập.

Một vấn đề khác dẫn tới sự cần thiết phải có các cộng sự đồng sáng lập đó là con người luôn luôn có thiên kiến cá nhân của mình nên rất dễ mắc sai lầm. Việc trao đổi với các cộng sự, chia sẻ các góc nhìn sẽ giúp cho mọi người có thể nhìn rõ hơn mình đang đứng ở đâu. Bằng cách sử dụng Lean Canvas, các nhà sáng lập có thể chia sẻ với nhau về góc nhìn cá nhân, đi đến thống nhất và tìm ra mô hình kinh doanh hiệu quả.

Ngoài ra để có một đội nhóm sáng lập tốt thì 2/3 nhà sáng lập hay thành viên đội nhóm đều có "vấn đề" trùng khớp với "vấn đề" mà nhóm đang nhắm tới giải quyết. Bởi thị trường, môi trường mà các công ty khởi nghiệp nhắm tới đều là thị trường chưa ổn định, thậm chí chưa từng tồn tại nên điều này giúp cho các nhà sáng lập có một tầm nhìn chung, có thể dễ dàng chia sẻ và trao đổi với nhau, giảm thiểu rất nhiều sự xung đột vì khác quan điểm và cách nhìn.

Đầu tiên bạn hãy tự hỏi mình: "Tôi muốn có giải pháp nào cho vấn đề của mình nếu như rất nhiều người trên thế giới cũng đang gặp vấn đề đó?", để tìm được câu trả lời thoả đáng thì việc có các đồng sự có chúng một vấn đề để thảo luận là vô cùng cần thiết.

Chúng ta thử nhìn lại Airbnb vì sao lại thành công? Brian Chesky, nhà sáng lập của AirBnB đã khởi đầu dịch vụ của mình để giải quyết chính "vấn đề của bản thân", anh ta đã không có khả năng trả tiền thuê phòng tro trong khi lại đang có một phòng trống không dùng đến. Anh ta chỉ có $1000 trong tài khoản ngân hàng, mà tiền thuê nhà hàng tháng là $1500. Anh đã đăng bài tìm người thuê phòng trống đó lên blog cá nhân, đây có thể coi là phiên bản đầu tiên của AirBnB. 

Vấn đề tuyệt vời mà bạn nhắm tới giải quyết nên chính là vấn đề của bản thân bạn.

Một số tiêu chí của một người sáng lập tiềm năng:

  • Muốn giải quyết vấn đề cho những nguời bao gồm chính bản thân anh ta
  • Có tính cách mạnh mẽ, tự tin. Đôi khi là kiêu căng thái quá 
  • Có một hình dung rõ ràng về một trải nghiệm người dùng lý tưởng (UX) mà anh ta muốn xây dựng 
  • Có những mối quan hệ rộng và mạnh mẽ (đặc biệt là trong mảng kinh doanh B2B)
  • Có kinh nghiệm về quản lý phát triển sản phẩm 
  • Có tính linh hoạt cao 

Về tính cách và kỹ năng thì nhóm khởi nghiệp cũng cần hỗ trợ và bổ sung cho nhau, về đội nhóm lý tưởng thì cần những con người có tính cách, khả năng như sau:

  • Một người có tính cách mạnh mẽ, sâu sắc, người luôn luôn đi tới những "ý tưởng điên rồ"
  • Một người luôn thực tế, suy nghĩ và hành động gắn liền với những điều khả thi và có tính hiện thực 
    • Hacker: Một người không chỉ có khả năng coding nhanh mà còn có khả năng phát triển và cải thiện sản phẩm nhanh chóng
    • Hustler: Một người rất giỏi trong xây dựng các mối quan hệ. Một người luôn hứng thú tìm kiếm khách hàng, các mối quan hệ, các partnership tiềm năng. Một người có góc nhìn kinh doanh tuyệt vời.
    • Hipster: Một người có khả năng cao về thiết kế, trải nghiệm người dùng (UI/UX)
    • Strategist: Một người luôn nhìn ra được các điểm chính để lèo lái business, một người có khả năng phân tích định tính và định lượng các dữ liệu để có thể lên được chiến lược khả thi.
    • Visionary: Một người có tầm nhìn rộng lớn, có khả năng tạo ra roadmap, con đường để phát triển sản phẩm hay business lâu dài 

Không chỉ đội nhóm đồng sáng lập mà ngay cả các thành viên chủ chốt, hay các thành viên gia nhập sau này thì với tổ chức nhỏ hơn 10 người, không nên chia rõ ràng các công việc phụ trách. Mọi người đều phải tham gia mọi công việc, hoạt động chung khi cần thiết. Cho đến lúc này vẫn cần duy trì hoạt động: tự tổ chức và chức năng hàng ngang (cross-functional).

Ngoài ra còn một vấn đề rất quan trọng trong việc lựa chọn đồng sáng lập đó là "tầm nhìn" của tổ chức. Chiến lược thì có thể thay đổi liên tục theo tình hình của môi trường kinh doanh nhưng tầm nhìn là khát khao, mơ ước của nhà khởi nghiệp nên nó không thể thay đổi, việc thay đổi tầm nhìn không khác gì là thay đổi nhà đồng sáng lập.

Cuối cùng, một số người bạn không nên chọn làm người đồng sáng lập:

  • Người luôn luôn sợ thất bại 
  • Người không bao giờ dám phá cách, luôn tuân thủ đúng các luật lệ thường thức
  • Một người chỉ nghĩ mà không bao giờ bắt tay vào làm 
  • Một người chưa bao giờ thành công, ngay cả với những thành công nhỏ nhặt nhất mang đến sự tự tin cho bản thân 
  • Một người chỉ thuần tuý quan tâm tới công nghệ 
  • Một người không hề có tính tò mò, hứng thú với những điều lạ 
  • Một người quá lạc quan 
  • Một người thiếu linh hoạt, hầu như rất chậm hay không có xu hướng thay đổi 
  • Một người không có lĩnh vực chuyên môn của mình 
  • Một người chỉ ám ảnh tới việc kiếm tiền 
  • Một người luôn tìm kiếm sự cần bằng giữa công việc và cuộc sống
  • Một người không có khả năng học hỏi 
  • Một người luôn coi mình là trung tâm 
  • Một người luôn thích quyền lực, vị trí 

Khi đội nhóm sáng lập của bạn đã được xây dựng thành công, lúc này hãy thành lập công ty và chúc bạn may mắn.

 

Nguồn: https://www.blog.startupgate.net/

Bài viết liên quan

TIN MỚI NHẤT

Cách tạo bảng vốn hoá (Cap Table)

Cách tạo bảng vốn hoá (Cap Table)

Bảng vốn hoá (Cap Table) là gì? Cap table
5 chiến lược rút lui (exit) khôn ngoan cho startup

5 chiến lược rút lui (exit) khôn ngoan cho startup

Nếu khởi nghiệp là ước mơ của bạn, vậy tại
Cách tìm kiếm các cố vấn khởi nghiệp cho startup

Cách tìm kiếm các cố vấn khởi nghiệp cho startup

Các cố vấn khởi nghiệp có thể mở ra cánh cửa

CỘNG ĐỒNG