Phân biệt khởi nghiệp (startup) và kinh doanh (SME) như thế nào
logo
5 stars - based on 1 reviews

Trong những năm gần đây, phong trào khởi nghiệp ở Việt Nam rất phát triển, bạn có thể thấy báo đài, tivi hay các kênh truyền thông nói rất nhiều đến khởi nghiệp (startup). Mọi người đều tôn vinh startup như là một gì đó rất thời thượng và đáng ngưỡng mộ. Nhưng thật sự, có mấy ai hiểu "startup" và "kinh doanh vừa và nhỏ" khác nhau thế nào?

Ngày mai tôi mở một quán cafe góc phố, tôi pha cafe thật ngon, mỗi ngày tôi có 100 khách, doanh thu mỗi ngày của tôi là 5.000.000, vậy đó có phải là tôi đang startup? Không, bạn không phải là startup, bạn chỉ đang "kinh doanh" vừa và nhỏ mà thôi.

Vậy làm sao để phần biệt giữa khởi nghiệp (startup) và kinh doanh vừa và nhỏ lẻ (SME)

Đầu tiên chúng ta cần phải hiểu rõ từ "khởi nghiệp" ở đây không phải là bắt đầu một sự nghiệp của BẢN THÂN mà là của XÃ HỘI, tức là bạn bắt đầu một cái gì đó mới mẻ mà xã hội hiện tại chưa có, chưa định hình được. Chính vì thế kết quả của "khởi nghiệp" thành công nó sẽ mang đến sự thay đổi (innovation) cho xã hội. Còn kinh doành vừa và nhỏ lẻ như bạn mở một quán cafe hay quán bia thì chỉ là bạn "lập nghiệp", tức là bạn "khởi nghiệp" một việc kinh doanh cho BẢN THÂN bạn mà thôi, việc đó không mang lại sự đổi mới (innovatio) cho xã hội.

Từ quan điểm trên bạn có thể phân biệt được một startup và một SME qua một số điểm bên dưới

  1. Profit (lợi nhuận): Các công ty SME kinh doanh tốt thường sẽ có lợi nhuận ngay từ những ngày đầu tiên vì họ đã có sẵn thị trường xác định. Các công ty startup giai đoạn đầu thường không có lợi nhuận vì họ phải bỏ chi phí nhiều để xác định thị trường.
  2. Growth rate: các công ty SME thường khả năng tăng trưởng trung bình 10% - 15% một năm, trong khi các công ty startup trung bình là >50% và thậm chí là 1000%.
  3. Market: Thị trường các công ty SME là nhắm đến thị trường đã có sẵn và đã được xác định. Startup là nhắm đến một thị trường chưa có ai nhìn tới, thị trường còn bỏ không.
  4. Capital: Các công ty SME thường huy động vốn từ các tổ chức tín dụng, ngân hàng. Còn các công ty startup thường huy động vốn từ các quỹ đầu tư mạo hiểm.

Bài viết liên quan

TIN MỚI NHẤT

Cách tạo bảng vốn hoá (Cap Table)

Cách tạo bảng vốn hoá (Cap Table)

Bảng vốn hoá (Cap Table) là gì? Cap table
5 chiến lược rút lui (exit) khôn ngoan cho startup

5 chiến lược rút lui (exit) khôn ngoan cho startup

Nếu khởi nghiệp là ước mơ của bạn, vậy tại
Cách tìm kiếm các cố vấn khởi nghiệp cho startup

Cách tìm kiếm các cố vấn khởi nghiệp cho startup

Các cố vấn khởi nghiệp có thể mở ra cánh cửa

CỘNG ĐỒNG