Những điều cần biết về khởi nghiệp
logo
5 stars - based on 1 reviews

Tại sao mọi người là đánh giá cao về khởi nghiệp như vậy? Khởi nghiệp có giá trị gì mà khắp thế giới đều tập trung đầu tư và tìm kiếm, báo chí tuyên truyền không dứt.

Nhìn lại trong khoảng hơn 200 năm gần đây, nhất là khoảng 50 năm gần đây nhất, thế giới thật sự thay đổi với tốc độ càng nhanh. Sự thay đổi chóng mặt này chính là do các công ty "khởi nghiệp" tao ra. Các công ty lớn trên thế giới như Ford, GE, Toyota, Microsoft, AirBnB, Apple, ... tuy thời đại của họ khác nhau, nhưng họ đều bắt đầu là một công ty "khởi nghiệp". Vậy nên không sai khi nói, các công ty khởi nghiệp chính là cái nôi, nguồn gốc của "sự sáng tạo giá trị mới" làm thay đổi cuộc sống.

Nhưng một điều đáng buồn là tỉ lệ thất bại của các công ty khởi nghiệp lên tới hơn 90%. Ở đây bạn cần hiểu tỉ lệ này là dành cho các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực "sáng tạo gái trị hoàn toàn mới" trong cuộc sống. Tức là những công ty "phát hiện ra một châu lục mới bị bỏ quên". Nếu là khởi nghiệp kinh doanh nhỏ (Small Business) thì tỉ lệ thất bại thấp hơn nhiều.

Vì sao tỉ lệ các công ty khởi nghiệp thành công thấp như vậy? có rất nhiều lý do như: tiền bạc, thời điểm, ý tưởng, năng lực của các nhà sáng lập, mô hình kinh doanh, nhưng dù là cái gì thì cuối cùng cũng là: HỌ KHÔNG TẠO RA ĐƯỢC SẢN PHẨM MÀ MỌI NGƯỜI MUỐN CÓ.

Thế nào là một sản phẩm thành công? sản phẩm thành công là sản phẩm phải phù hợp với thị trường, hay là được thị trường chấp nhận. Thị trường ở đây chính là người tiêu dùng, doanh nghiệp, hay khách hàng.

Sản phẩm phù hợp với thị trường - Ảnh st

Quá trình phát triển của một công ty khởi nghiệp thông thường sẽ theo hình cong chữ J, tức là giai đoạn đầu công ty chưa có lãi hay lỗ, vì giai đoạn này là giai đoạn họ cần phải tạo ra và điều chỉnh sản phẩm làm sao cho phù hợp với thị trường. Sau khi tạo ra được sản phẩm phù hợp với thị trường thì tốc độ phát triển của công ty khởi nghiệp sẽ tăng theo cấp số mũ. Để hình dung cấp số mũ khủng khiếp thế nào, bạn hãy nghĩ tới một ví dụ: bạn phát triển một sản phẩm, mấy tới 7 năm mới hoàn thành 1%, vậy để hoàn thành sản phẩm bạn sẽ cần mất bao lâu? Theo trực giác của con người thì chúng ta dự đoán ngay khoảng gần 700 năm, quá dài cho một đời người và không ai muốn tiếp tục cái sản phẩm đó cả. Nhưng nếu sự tiến triển là theo cấp số mũ, bạn có hình dung được mất bao lâu không? chỉ mất có ... chưa tới 7 năm. Một con số không thể tin nổi phải không? Đó cũng chính là lý do vì sao các công ty khởi nghiệp nếu thành công thì họ có thể phát triển nhanh chóng để trở thành các công ty khổng lồ.

Một công ty khởi nghiệp sẽ phát triển theo hình chữ J: Ảnh st

Vì giai đoạn đầu, trước khi đạt được sản phẩm phù hợp với thị trường thì hầu như các công ty khởi nghiệp đều tiêu tốn hết nguồn lực của họ và phải dừng lại. Đó chính là tỉ lệ hơn 90%.

Vậy nếu công ty khởi nghiệp có thật nhiều tiền thì liệu họ có chắc chắn thành công? cũng không hẳn như vậy, bạn có thể tìm hiểu công ty fab.com, họ đã từng huy động được 336 triệu đô la, nhưng sau đó đã phải bán lại công ty với giá chỉ 15 triệu đô la. Khi có quá nhiều tiền các công ty khởi nghiệp sẽ có xu hướng giải quyết vấn đề bằng cách dễ dàng nhất mà thiếu sự suy xét thấu đáo. Ví dụ như nếu sản phẩm của bạn chạy chậm, bạn sẽ có xu hướng nâng cấp server thay vì tối ưu source code, doanh thu không đạt chỉ tiêu bạn có xu hướng đổ tiền vào marketing thay vì cải thiện sản phẩm để tăng trải nghiệm người dùng. Khởi nghiệp bắt buôc phải tạo ra được sản phẩm phù hợp với thị trường, tức là làm hài lòng khách hàng. Không có con đường tắt nào cả.

Tuy không có đường tắt nào, nhưng bạn đừng nản lòng, chúng ta vẫn có thể giảm thiểu tỉ lệ thất bại bằng cách tìm hiểu các kiến thức mà tôi sẽ chia sẻ ở các phần tiếp theo cũng như học hỏi từ thất bại của những người khác.

Xậy dựng một công ty khởi nghiệp thành công là một nghệ thuật

Xây dựng một công ty khởi nghiệp không thất bại là một môn khoa học.

Nghệ thuật thuộc về thiên bẩm và cá tính mỗi người. Khoa học thì hoàn toàn có thể học hỏi được. Vì vậy tôi sẽ chia sẻ kiến thức với các bạn theo khía cạnh khoa học này.

Bài viết liên quan

TIN MỚI NHẤT

Cách tạo bảng vốn hoá (Cap Table)

Cách tạo bảng vốn hoá (Cap Table)

Bảng vốn hoá (Cap Table) là gì? Cap table
5 chiến lược rút lui (exit) khôn ngoan cho startup

5 chiến lược rút lui (exit) khôn ngoan cho startup

Nếu khởi nghiệp là ước mơ của bạn, vậy tại
Cách tìm kiếm các cố vấn khởi nghiệp cho startup

Cách tìm kiếm các cố vấn khởi nghiệp cho startup

Các cố vấn khởi nghiệp có thể mở ra cánh cửa

CỘNG ĐỒNG