Tôi không thể lãnh đạo nếu tôi không đứng đầu
logo
5 stars - based on 1 reviews

Có lẽ ngộ nhận lớn nhất của mọi người về vai trò lãnh đạo là: Chức vụ hay chức danh tạo ra vai trò lãnh đạo. Quan điểm này là hoàn toàn sai lầm. Bạn không cần là được đứng đầu tổ chức, phòng ban, đội nhóm để lãnh đạo. Nếu bạn nghĩ bạn cần đứng đầu thì bạn thuộc nhóm người ngộ nhận về chức vị.

Bạn nên biết rằng vị trí dẫn đầu không tự động biến người ta thành nhà lãnh đạo. Thước đo thật sự của vài trò lãnh đạo là tầm ảnh hưởng của người đó.

Tôi gặp rất nhiều người kể cả các nhân viên của mình rất giỏi về chuyên môn và khi có các dự án thì họ khá khó chịu và bức bối nếu họ không được "danh chính ngôn thuận" đưa lên làm lãnh đạo nhóm để người khác biết họ là lãnh đạo. Thay vì cố gắng xây dựng mối quan hệ với mọi người và gây ảnh hưởng một cách tự nhiên, họ chờ cấp trên trao cho quyền hành và cấp chức danh. Cuối cùng, một thời gian sau họ xin nghỉ việc vì mãi không được thăng chức, họ tìm kiếm tổ chức khác, nhà lãnh đạo khác sẽ cho họ chức danh họ cần.

Người ngộ nhận về chức vị không hiểu được năng lực lãnh đạo hiệu quả phát triển như thế nào. Theo john maxwell thì có 5 cấp độ lãnh đạo như bên dưới:

Theo sơ đồ của John Maxwell thì sự phát triển của khả năng lãnh đạo theo 5 cấp từ cấp độ một đến cấp độ năm. Đây là cả một quá trình đi lên của sự ảnh hưởng bạn có đối với người khác.

Ở cấp độ 1 chính là vị trí, chính là điều mà người ngộ nhận về chức vụ coi là tất cả. Ở cấp độ này mọi người theo bạn chỉ vì họ phải theo bạn, vì bạn có một phần quyền nào đó. Vị trí ở đây không hẳn là lãnh đạo mà có thể là công nhân dây chuyền sản xuấy, trợ lý hành chính, nhân viên bán hàng, trợ lý giám đốc. Ở vị trí của mình bạn có một số quyền hành nhất định đi kèm với chức danh. Nhưng nếu bạn chỉ sử dụng vị trí, chức danh của mình để lãnh đạo mọi người mà không làm gì hơn thì mọi người theo bạn chỉ vị họ phải theo. Chức vị của bạn càng thấp, bạn càng có ít quyền hành nhưng may mắn hơn là bạn có thể tăng tầm ảnh hưởng của mình vượt ra khỏi chức danh và địa vị. Bạn có thể tiến lên các cấp lãnh đạo cao hơn mà không cần phải được "thăng cấp địa vị".

Ở cấp độ 2 bạn bắt đầu lãnh đạo vượt ra ngoài chức vị của mình vì bạn đã xây dựng được mối quan hệ với người bạn muốn lãnh đạo. Bạn đối xử tử tế, công bằng, tôn trọng họ với tư cách là một con người. Bạn quan tâm tới họ chứ không chỉ quan tâm công việc họ làm cho tổ chức và công ty. Bởi vì bạn quan tâm tới họ nên họ bắt đầu tin tưởng bạn hơn. Kết quả là họ đồng ý để bạn lãnh đạo họ, hay nói một cách khác là họ bắt đầu đi theo bạn vì họ muốn.

Ở cấp độ 3 là cấp độ định hướng kết quả. Nhờ vào những thành tích bạn đạt được, những đóng góp của bạn cho sự phát triển của công ty mà bạn được coi trọng trong công việc. Đặc biệt nếu bạn đóng góp vào thành công của những người mà bạn lãnh đạo thì họ sẽ càng tin tưởng bạn hơn. Họ đi theo bạn vì những gì bạn làm cho tổ chức.

Tiến lên cấp độc 4 là cấp độ tái sản xuất, đây là cấp độ bạn tập trung vào phát triển người khác hay còn gọi là cấp độ phát triển con người. Bạn toàn tâm toàn ý đào tạo, giúp đỡ người khác để họ phát triển các kỹ năng, khả năng lãnh đạo của họ. Bạn giúp họ gia tăng giá trị của bản thân. Ở cấp độ này mọi người theo bạn vì những gì bạn làm cho họ.

Cuối cùng là cấp độ thứ 5, đây là cấp độ của vĩ nhân. Đây không phải là kết quả của sự nỗ lực hết mình là có thể đạt được. Bởi vì cấp độ này không nằm trong tầm kiểm soát của bạn mà do người khác quyết định. Họ đưa bạn tới cấp độ này sau một thời gian dài bạn lãnh đạo họ thật sự xuất sắc ở 4 cấp lãnh đạo kia.

Khi hiểu được 5 cấp độ lãnh đạo này bạn sẽ thấy vai trò lãnh đạo và vị trí hầu nhưng không có nhiều liên quan tới nhau. Bạn không nhất thiết phải là người đứng đầu công ty để có thể có vai trò lãnh đạo. Cũng tương tự vị trí đứng đầu công ty cũng không mang lại vai trò lãnh đạo cho bạn. Nếu bạn đang đi làm thì bạn có thể để ý trong công ty có những người rất có ảnh hưởng tới người khác, vượt ra hoàn toàn khỏi vị trí mà người đó đang có. "Vai trò lãnh đạo là do bạn lựa chọn, chứ không phải là do vị trí bạn đang ngổi".

Như vậy, dù bạn đang làm gì, dù bạn đang ở bất kỳ vị trí gì bạn đều có thể "lãnh đạo" người khác. Tất cả chỉ là sự lựa chọn của bạn mà thôi.

Bài viết liên quan

TIN MỚI NHẤT

Cách tạo bảng vốn hoá (Cap Table)

Cách tạo bảng vốn hoá (Cap Table)

Bảng vốn hoá (Cap Table) là gì? Cap table
5 chiến lược rút lui (exit) khôn ngoan cho startup

5 chiến lược rút lui (exit) khôn ngoan cho startup

Nếu khởi nghiệp là ước mơ của bạn, vậy tại
Cách tìm kiếm các cố vấn khởi nghiệp cho startup

Cách tìm kiếm các cố vấn khởi nghiệp cho startup

Các cố vấn khởi nghiệp có thể mở ra cánh cửa

CỘNG ĐỒNG