Khi ở vị trí đứng đầu, tôi sẽ không bị hạn chế - ngộ nhận về tự do
logo
5 stars - based on 1 reviews

Rất nhiều người có quan niệm sai lầm về vai trò lãnh đạo. Nhiều người hy vọng vai trò lãnh đạo là tấm vé đến tự do. Nó sẽ cung cấp mọi giải pháp cho tất cả những khó khăn chuyên môn và tháo gỡ mọi rắc rồi trong công việc. Nhưng ở vị trí cao nhất khôg phải là "thần dược" trị bách bệnh.

Bạn đã bao giờ ấp ủ ý tưởng rằng khi trở thành lãnh đạo, cuộc đời bạn sẽ bước sang trang mới? Những ý tưởng như thế có xuất hiện nhiều lần trong đầu bạn không?

Khi tôi đạt đến vị trí cao nhất, tôi sẽ làm được điều đó

Khi tôi leo hết bậc thang danh vọng, tôi sẽ có thời gian nghỉ ngơi

Khi tôi sở hữu công ty, tôi có thể làm gì tuỳ thích

Khi tôi lên vị trí cao nhất, chỉ có bầu trời là giới hạn

Bất cứ ai đã từng sở hữu công ty hoặc đã từng lãnh đạo một tổ chức đều biết rằng đó chỉ là một điều tưởng tượng. Trở thành lãnh đạo không loại bỏ được hoàn toàn các hạn chế của bạn, cũng như không thể đẩy lùi các giới hạn năng lực của bạn. Dù bạn có làm công việc gì, ở vị trí nào đi chăng nữa thì bạn luôn có giới hạn của mình.

Khi bạn ở một vị trí cao trong tổ chức, gánh nặng trách nhiệm của bạn càng tăng, thực tế ở hầu hêt các tổ chức thì gánh nặng trách nhiệm của bạn còn tăng nhanh hơn cả quyền hạn bạn nhận được từ vị trí mới. Càng lên cao bạn càng được kỳ vọng nhiều hơn, vì thế sức ép cũng lớn hơn, mọi quyết định của bạn đều cần phải cân nhắc kỹ càng hơn.

Để hiểu rõ quá trình, hãy giả sử bạn là một người bán hàng. Khi bạn là nhân viên bán hàng, bạn rất giỏi và doanh thu bán hàng của bạn luôn đứng đầu phòng và có quan hệ tốt với khách hàng. Khi đó bạn luôn được tự do để ra các quyết định của mình, làm việc theo lịch của mình như mọi nhân viên khác. Bạn có thể đi làm bất kỳ thời gian nào, bất kỳ ngày nào miễn là bạn mang về doanh thu tôt cho công ty. Rồi một ngày bạn được thăng chức lên làm trưởng phòng, phụ trách 10 nhân viên. Lúc này bạn không thể sắp xếp lịch theo ý của bạn vì bạn phải làm việc xoay quanh lịch của 10 nhân viên mà bạn đang quản lý, vì họ còn có lịch riêng của họ, họ phải gặp và làm việc với khách hàng như bạn ngày xưa vậy. Nếu bạn lãnh đạo giỏi bạn sẽ khuyến khích và thúc đẩy nhân viên làm việc hăng say và tốt hơn, khuyến khích họ phát huy tối đa khả năng của riêng họ. Và việc này làm bạn còn vất vả hơn khi còn là một nhân viên bán hàng. Ngoài ra áp lực công việc còn tăng lên nhiều vì bạn phải chịu trách nhiệm về doanh thu của cả phòng của bạn.

Nếu bạn được thăng chức lên làm giám đốc bộ phận thì càng có nhiều yêu cầu dành cho bạn. Bạn phải làm việc với rất nhiều phòng ban khác, mỗi phòng ban lại có những vấn đề, kiểu kỹ năng và văn hoá riêng. Lãnh đạo giỏi đến với nhân viên, kết nối, tìm kiếm điểm chung và trao quyền để họ thành công. Vì vậy, trên một số phương diện, càng ở vị trí cao, lãnh đạo càng mất dần tự do, chứ không phải được tăng thêm.

Từ đó bạn có thể hiểu rằng khi được thăng chức hay càng leo cao lên phía trên tổ chức thì thực ra quyền lợi của bạn càng giảm đi chứ không hề tăng lên như mọi người lầm tưởng.

Khách hàng là người tự do nhất, họ gần như có thể làm bất kỳ điều gì họ muốn. Họ không có trách nhiệm thật sự nào với tổ chức. Công nhân có nhiều nghĩa vụ hơn. Lãnh đạo càng nhiều hơn nữa, và bởi vậy, tự do của họ bị hạn chế. Đó là hạn chế họ sẵn sàng lựa chọn, nhưng chính họ lại bị sự "tự nguyện" của mình hạn chế. Nếu bạn muốn thúc đẩy giới hạn hiệu quả của mình, chỉ có một giải pháp tốt nhất, là học cách lãnh đạo để vượt ra khỏi giới hản khả năng của chính mình.

Bài viết liên quan

TIN MỚI NHẤT

Cách tạo bảng vốn hoá (Cap Table)

Cách tạo bảng vốn hoá (Cap Table)

Bảng vốn hoá (Cap Table) là gì? Cap table
5 chiến lược rút lui (exit) khôn ngoan cho startup

5 chiến lược rút lui (exit) khôn ngoan cho startup

Nếu khởi nghiệp là ước mơ của bạn, vậy tại
Cách tìm kiếm các cố vấn khởi nghiệp cho startup

Cách tìm kiếm các cố vấn khởi nghiệp cho startup

Các cố vấn khởi nghiệp có thể mở ra cánh cửa

CỘNG ĐỒNG