Các lãnh đạo ai cũng muốn tránh xa
logo
5 stars - based on 1 reviews

Bạn đang đi làm thuê hay đang làm lãnh đạo tại một công ty thì bạn cũng nên đọc qua bài viết về một số kiểu lãnh đạo mà không nhân viên nào muốn đi theo. Từ đó nhìn lại bản thân và thay đổi để có thể tiến xa hơn trong sự nghiệp.

1. Lãnh đạo thiếu vững vàng

Đây là một mẫu lãnh đạo luôn lấy mình làm trung tâm, tiêu chuẩn để soi xét mọi việc. Khi một người trong nhóm làm việc tốt hơn mình, họ cố gắng kìm nén họ vì sợ họ toả sáng hơn, ngược lại nếu một ai đó làm kém hơn bản thân họ thì lại giận dữ trách mắng vì sợ ảnh hưởng đến hình ảnh của mình. 

Lãnh đạo thiếu vững vàng mong muốn mọi người ở đúng vị trí của mình, ai làm đúng và đủ việc của người đó. Không được toả sáng hơn hay kém hơn. Có một câu chuyện về một lãnh đạo ra lệnh cho nhân viên: "Hãy tìm tất cả những nhân viên giỏi có khả năng kế nhiệm tôi, sau đó hãy sa thải họ".

2. Lãnh đạo thiển cận

Lãnh đạo thiển cận tạo ra hai khó khăn chính cho nhân viên. Thứ nhất, họ thất bại khi vạch ra phương hướng hoặc tìm ra động lực để tiến lên. Trong kinh thánh có câu châm ngôn: "ở đâu thiếu tầm nhìn, ở đó con người sẽ diệt vong". Bởi vì những người không có tầm nhìn thì họ không thể đi tới bất cứ đâu và làm bất cứ việc gì. Điều đó là vô phương cứu chữa. Thứ hai người thiếu tầm nhìn hay người thiển cận luôn thiếu nhiệt huyết. Họ không có lửa để truyền cho người khác tiến lên. Vì thế không thể tạo ra môi trường tích cực để làm việc.

Nếu bạn có khả năng "nhìn xa trông rộng" trong khi cấp trên của bạn không có, bạn vẫn có thể dựa vào đó để thiết lập một môi trường, trong đó những người đang làm việc dưới bạn có thể làm việc năng suất và thành công.

3. Lãnh đạo bất tài

Không gì đau khổ hơn là làm việc với một lãnh đạo bất tài. Họ luôn tạo ra sức ép công việc kinh khủng bởi đơn giản là họ không đủ "tài" để hiểu thế nào là hợp lý và phù hợp. Thậm chí việc đưa ra lời khuyên với các nhà lãnh đạo này cũng vô dụng. Nhà thơ kiêm nhà phê bình Samuel Johnson từng nói: "Lời khuyên hiếm khi được hoan nghênh, và người cần nó nhất lại ít cảm tình với nó nhất".

Lãnh đạo bất tài gây rắc rối không chỉ cho với cấp dưới mà với toàn bộ tổ chức. Họ là "những giới hạn" đối với tất cả những ai họ lãnh đạo trong toàn tổ chức. 

4. Lãnh đạo ích kỷ

Lãnh đạo ích kỷ cố gắng lãnh đạo người khác vì lợi ích bản thân và gây thiệt hại cho người khác. Với họ, cuộc sống là trò chơi có - không, có kẻ thắng người thua. Họ khuyến khích mọi người trở thành kẻ thua cuộc trong trò chơi cuộc đời để họ có thể vơ vét tất cả chiến lợi phẩm. Đó là nữ doanh nhân lừa đảo nhà cung cấp để làm đẹp cửa hàng bà ta với hy vọng được tăng lương. Hay người cha ích kỷ động viên con trai chơi thật giỏi các môn thể thao để được hưởng lây niềm vui chiến thắng trên công sức của con.

Lãnh đạo ích kỷ thăng tiến trên sự tổn thất của người khác, điều xuất phát từ mô thức tư duy: thắng - thua. Tức là tư duy khan hiếm trên trái đất này. Tư duy này hiện nay khá phổ biến khi nghĩ rằng mọi tài nguyên trên thế giới đều cố định, vì thế nếu người khác chiếm được một phần thì tức là ít đi một phần dành cho bản thân. 

5. Lãnh đạo "tắc kè hoa"

Tổng thống Lyndon Baines Johnson từng kể câu chuyện về một giáo viên trẻ, thất nghiệp vào thời kỳ suy thoái đã đến Texas để tìm việc. Khi hội đồng nhà trường hỏi anh ta thế giời tròn hay phẳng, thầy giáo tương lai rất hoang mang, sợ rằng câu hỏi bẫy và thốt lên: "Tôi có thể dạy theo cả hai cách".

Đó là phản ứng của lãnh đạo "tắc kè hoa" khi bạn gặng hỏi anh ta. Dưới sự lãnh đạo của "tắc kè hoa" bạn không bao giờ biết được phản ứng của ông ta như thế nào. Vì thế, thời gian và công sức quý giá dùng để hoàn thành công việc bị phí phạm cho việc tiên đoán hành động kế tiếp nhà của lãnh đạo.

6. Lãnh đạo "chính trị gia"

Lãnh đạo chính trị gia giống lãnh đoạ "tắc kè hoa", tức là khó có thể biết trước câu trả lời của họ. Song lãnh đạo "tắc kè hoa" phụ thuộc vào môi trường, cảm xúc, còn lãnh đạo chính trị gia bị chi phối bởi khát vọng dẫn đầu. Rất khó khăn khi làm việc dưới quyền những người có quyết định dựa vào tham vọng chính trị chứ không dựa vào nhiệm vụ và lợi ích tổ chức. Khi được hỏi lập trường của mình về một vấn đề, ông ta trả lời: "Bạn tôi, một số thì ủng hộ. Số khác lại phản đối. Còn tôim tôi ủng hộ bạn tôi."

7. Lãnh đạo kiểm soát

Bạn đã bao giờ làm việc cho một người luôn muốn xen vào mọi việc bạn làm chưa? Có rất ít thứ khiến một người có năng lực chán nản hơn thế. Và rất ít điều khiến lãnh đạo giỏi bực mình hơn thế. Thật khó hào hứng làm việc khi cấp trên cứ liên tục gián đoạn công việc bạn đang làm bằng cách quản lý bạn một cách "vi mô".

Hai điều sau dồn người ta vào thế phải quản lý "vi mô" người khác: Môt là khát vọng cầu toàn. Điều này không thể đạt được. Hai là họ tin rằng không ai có thể làm tốt như họ. Điều này bắt nguồn từ suy nghĩ cho rằng đóng góp của mọi người không đáng giá như của họ.

Chúng ta vừa điểm qua 7 cách lãnh đạo mà không một nhân viên nào muốn theo, có thể bạn sẽ bắt gặp đâu đó một vài hình ảnh của mình, và tôi tin rằng hầu hết chúng ta đều mắc phải một số lỗi nào đó ở một thời điểm nào đó. Hãy luôn soi lại bản thân mình để nhận ra các vấn đề cần phải cải thiện bản thân.

Bài viết liên quan

TIN MỚI NHẤT

Cách tạo bảng vốn hoá (Cap Table)

Cách tạo bảng vốn hoá (Cap Table)

Bảng vốn hoá (Cap Table) là gì? Cap table
5 chiến lược rút lui (exit) khôn ngoan cho startup

5 chiến lược rút lui (exit) khôn ngoan cho startup

Nếu khởi nghiệp là ước mơ của bạn, vậy tại
Cách tìm kiếm các cố vấn khởi nghiệp cho startup

Cách tìm kiếm các cố vấn khởi nghiệp cho startup

Các cố vấn khởi nghiệp có thể mở ra cánh cửa

CỘNG ĐỒNG