Cuộc sống giàu có thực sự
logo
5 stars - based on 1 reviews

Lối suy nghĩ xem ai đó giàu nghèo hay "thứ dân" dựa trên tài sản họ đang nắm giữ bất chấp kiến thức, trí tuệ, tính cách và con người của họ là một lối suy nghĩ cực kì nguy hiểm.

Hầu hết các nước xã hội chủ nghĩa đã sụp đổ, các nước còn lại cũng đang chuyển mình theo nền kinh tế thị trường, ngày càng gần với Tư Bản hơn. Tuy nhiên chủ nghĩa Tư Bản cũng không phải là hoàn thiện. Dù cùng sống trong một đất nước, thể chế, xã hội, pháp luật nhưng tuỳ vào năng lực cá nhân, sự nỗ lực và cách suy nghĩ của từng người mà có người thành công người thất bại.

Tôi nghĩ rằng trong điều kiện và cơ hội bình đẳng như nhau, thành công và thất bại thuộc về trách nhiệm cá nhân của từng người. Tuy nhiên chủ nghĩa "nạn nhân" đang ngày càng thịnh hành trên thế giới này. Mọi người luôn nói về sự không công bằng và cảm thấy không hài lòng trước khi nói về năng lực cá nhân của mình. Chính vì vậy mà ở các nước dân chủ, người ta giải quyết khoảng cách giàu nghèo, điều chỉnh sự mất cân bằng bằng cách đánh thuế thu nhập. Người càng có thu nhập cao càng phải đóng thuế nhiều. Ở Việt Nam thuế thu nhập cá nhân trừ vào lương lên tới 35% với người thu nhập cao, ở các nước tư bản còn có thể lên tới 50%, 60%.

Tuy nhiên theo tôi giàu có mà chỉ nói tới tài sản nắm giữ thì là điều rất nguy hiểm, bản thân tôi không đồng tình với quan điểm phổ biến hiện nay như vậy. Mục tiêu của cuộc sống, của mỗi người là nỗ lực đạt được điều mình mong muốn, chứ không phải là hoàn toàn về vật chất. Có những người mong muốn về vật chất thì nỗ lực làm thêm, kinh doanh để tích luỹ tài sản, có những người yêu thích tri thức thì sau khi tốt nghiệp đại học họ học thêm, nghiên cứu và trở thành các học giả. Có những người yêu thích thiên nhiên nên dù học tới tiến sĩ họ vẫn về quê để cày ruộng với đầy niềm vui và hạnh phúc. Tôi nghĩ người nào thành công trong viêc mình muốn làm là người giàu có chứ không phải là người thành công về vật chất. Chúng ta có thể thấy rất nhiều chức cao quyền lớn, tài sản rất nhiều nhưng gia đình tan nát, vợ con ly tán rồi đau khổ, kêu than thì liệu có phải là người giàu có?

Sự khác nhau lớn nhất giữa tri thức và tài sản đó là tri thức thì không thể chia cho người khác, còn tài sản thì có thể. Xã hội nào đặt nền tảng tiền bạc lên vị trí cao nhất thì thật là nguy hiểm, không thể chờ đợi một sự phát triển lành mạnh và hạnh phúc được.

Theo tôi có 4 điều kiện để tạo nên một cuộc sống hạnh phúc, giàu có

Thứ nhất, con người luôn cảm nhận được cuôc sống, cuộc đời của mình là rất quan trọng nhưng lại không thể cảm nhận được sự quan trọng của mỗi ngày. Nhưng từng ngày ấy lại định hình nên cuôc đời của họ, và nếu sống mà không biết sự quan trọng của từng ngày thì cuộc đời ấy chẳng có gì là quan trọng cả.

Có nhiều người thành đạt thì mọi người thường nói "số" của họ thật may mắn. Tuy nhiên thực tế mỗi người đều có cơ hội như nhau, Thượng đế luôn công bằng với mọi người. Cái vận số mà mọi người gọi thực ra chính là "thời", vì thế mỗi người đều có "lúc thuận lợi, lúc không thuận lợi".

Tuy nhiên cứ nghĩ mình "đang gặp thời" mà ngồi im không làm gì thì thời cũng sẽ qua, chẳng có quả bóng nào tự động lăn vào sân của mình. Nếu gặp phải lúc không thuận lợi nhưng nếu cố gắng hết mình thì cũng sẽ trở nên bớt xấu đi nhiều.

Những người luôn cố gắng khi gặp "thời" sẽ biết nắm lấy cơ hội và phát triển, khi "khó khăn" thì nỗ lực hết mình và cũng vượt qua cái "xấu". Người không cố gắng khi gặp "thời" thì bỏ qua, không nắm bắt được. Còn khi gặp "khó khăn" thì càng chán nản, buông xuôi nên càng khó khăn hơn. Cứ thế rơi vào vòng luẩn quẩn không thoát ra được.

Con người có số phận nhưng không có thất bại.

Tuy nhiên để sống hạnh phúc thì điều bắt buộc là phải có sức khoẻ, nếu không có thể chất mạnh khoẻ thì tinh thần khó mà "khoẻ mạnh" được. Họ luôn cảm thấy những điều không may liên tục xảy ra, nào là bệnh tật, nợ nần.

Chính vì thế luôn luôn tập thể dục để giữ gìn sức khoẻ. Có như vậy mới có một gia đình hạnh phúc, xã hội mới có thể phát triển được. Sức khoẻ chính là điều kiện đầu tiên của cuộc sống hạnh phúc và giàu có.

Thứ hai đó là thái độ sống, tinh thần khiêm tốn, cái tâm trong sạch và thông cảm với người khác luôn khiến mọi người dễ chịu hơn.

Những người sống quanh ta có thể phát triển hơn ta, tụt hậu hơn ta, có thể tốt hơn hoặc kém hơn ta nhưng nếu chúng ta không chấp nhận điều đó mà luôn ngạo mạn cho mình hơ người, hoặc ghen ăn tức ở với người khác thì sẽ rơi vào bất hạnh.

Người hạnh phúc luôn hướng về phía trước, giản dị, thương yêu tất cả mọi người, mong muốn cho những người khác tốt hơn mình và làm nhiều việc hơn. Nhưng trong xã hội chúng ta số lượng người đó không nhiều và đó là điều rất tiếc nuối.

Một đất nước mà nhân dân luôn khen ngợi và tôn kính những người làm việc hết lòng một vcachs xuất sắc trên tất cả các phương diện thì đất nước đó sẽ phát triển. Bởi lẽ cách suy nghĩ đó sẽ tiếp thêm sức mạnh cho những nhân tài trên lĩnh vực của mình, họ cảm thấy công việc cua rminhf có ích và có tinh thần trách nhiệm hơn.

Người biết công nhận người khác hạnh phúc cũng là người biết suy nghĩ tích cực và mang tố chất có thể phát triển bẩn than mình lớn lao.

Thứ ba, luôn suy nghĩ và tập trung vào việc mình làm. Con người không có suy nghĩ thì không thể tiến lên phía trước. Có những người được học hành tử tế nhưng lại không chịu làm việc, để mỗi ngày trôi qua một cách lãng phí thì không bằng người dù ít học nhưng làm việc một cách nhiệt tình và hăng say. Điểm khác biệt lớn nhất giữa người suy nghĩ và người không suy nghĩ chính là chất lượng và năng suất lao động khác nhau một trời một vực.

Chẳng hạn như việc leo núi, nếu nhắm tới đỉnh núi và vội vã lao vào trèo thật nhanh thì sớm muộn cũng sẽ bị ngã, bị đá đè vào chân hoặc lạc đường. Còn nếu suy nghĩ thật kĩ, tính toán tìm đường đi, độ dốc rồi trèo lên một cách đều đặn, kiên trì thì sẽ dễ dàng lên tới đỉnh núi.

Thứ 4, người đời có câu kẻ có chí thì việc tất thành, có nghĩa là người có chí thì dù có gặp khó khăn vẫn quyết tâm và cố gắng thực hiện những điều mình muốn làm.

Không có việc gì là dễ dàng cả. Dù có mưa to gió lớn bão bùng vẫn kiên trì sự quyết tâm và nỗ lực, luôn đổi mới nhận thức tiến tới mục tiêu của mình thì rồi mọi việc cũng thành công.

Người giàu có thực sự chính là người thành công với những việc mình muốn làm.

 

Bài viết liên quan

TIN MỚI NHẤT

Cách tạo bảng vốn hoá (Cap Table)

Cách tạo bảng vốn hoá (Cap Table)

Bảng vốn hoá (Cap Table) là gì? Cap table
5 chiến lược rút lui (exit) khôn ngoan cho startup

5 chiến lược rút lui (exit) khôn ngoan cho startup

Nếu khởi nghiệp là ước mơ của bạn, vậy tại
Cách tìm kiếm các cố vấn khởi nghiệp cho startup

Cách tìm kiếm các cố vấn khởi nghiệp cho startup

Các cố vấn khởi nghiệp có thể mở ra cánh cửa

CỘNG ĐỒNG