Trí tuệ cảm xúc là gì? tầm quan trọng của trí tuệ cảm xúc
logo
5 stars - based on 1 reviews

Chúng ta đã nghe nói rất nhiều về trí tuệ cảm xúc, vậy trí tuệ cảm xúc là gì? và nó có thực sự quan trọng với cuộc sống và sự thành công của mỗi chúng ta?

Từ nhỏ chúng ta đã được dạy rằng trí thông minh, hay IQ là một chỉ số quan trọng nhất ở trường học, nó đại diện cho tài năng, cho sự thành công trong cuộc đời của mỗi con người. Nhưng điều này thực sự có đúng?

IQ thường được định nghĩa gắn liền với sự thông minh của một con người, đó là khả năng nhận biết, phân biệt, đánh giá và tổng hợp một cách logic của con người. IQ thường gắn liền với khả năng xử lý của não bộ. Sở dĩ IQ được đánh giá cao là bởi vì người ta tin rằng chỉ cần khả năng phân tích và tổng hợp tốt thì người đó có khả năng giải quyết mọi vấn đề trong cuộc sống một cách chính xác, từ đó dẫn đến thành công. Nhưng điều đó thực sự có đúng?

Hãy suy nghĩ một chút về cuộc sống hằng ngày của bạn, trong mọi suy nghĩ, hành động và quyết định của bạn thì không hề độc lập, nó luôn nằm trong một mối tương quan nào đó giữa bạn và một chủ thể khác. Ví dụ khi đi làm thì bạn cần tương tác với sếp, đồng nghiệp. Khi đi chợ thì tương tác với người bán hàng, không gian cửa hàng và vô số các hình ảnh quảng cáo. Tất cả các điều này đều khiến bạn dâng trào một thứ cảm xúc nào đó, có thể là vui vẻ, khó chịu, tự hào, ... Tóm lại khi ra một quyết định nào đó, trong bạn luôn luôn có một thứ "cảm xúc" nào đó đang chiếm hữu.

Vấn đề nằm ở đây, khi bạn đang có một thứ "cảm xúc" nào đó trào dâng thì các quyết định của bạn sẽ do "cảm xúc" đó dẫn dắt hay "lý trí" dẫn dắt? Sự thật là 80% quyết định của bạn lại do "cảm xúc" nhất thời đó quyết định chứ không phải là do "lý trí". Vậy thì "lý trí" không được bật lên để tham dự nhiều vào quyết định của bạn thì việc có IQ cao cũng không có nhiều ý nghĩa. Giống như bạn có một con dao có rất sắc, nhưng khi thái thịt bạn là không dùng đến nó, vậy nó sắc cũng không có ý nghĩa gì nhiều. Đến đây thì bạn đã hiểu vì sao người có trí thông minh cao, hay IQ cao, chưa hẳn sẽ thành công trong cuộc sống và công việc.

Vậy trí tuệ cảm xúc là gì? Lupton đưa ra nhận định trí tuệ cảm xúc là khả năng nhận thức, quản lý và kiểm soát những cảm xúc của bạn, bao gồm sự đồng cảm với người khác.

Tại sao khả năng nhận thức, quản lý và kiểm soát cảm xúc lại quan trọng hơn cả IQ? tại sao nó lại chiếm tới 80% thành công của mỗi con người. Chúng ta hãy cùng xem xét một vài ví dụ đơn giản bên dưới.

Khi bạn vào một cửa hàng đang sale off 50%, bạn nhìn thấy rất nhiều món hàng bạn mơ ước bấy lâu nhưng không đủ tiền mua. Hiện tại giá nó đã giảm một nửa, một cơ hội tuyệt vời để bạn có thể sơ hữu nó, trong bạn trào lên một cảm giác sung sướng, bạn nghĩ tới niềm hạnh phúc được thoả mãn ước mơ, nghĩ tới sự hãnh diện khi người khác nhìn thấy bạn sở hữu nó, và ngay lập tức, bạn cố gắng mua càng nhiều càng tốt các sản phẩm mà bạn ước mơ, mua tới khi bạn không còn tiền để mua nữa. 3 hôm sau, khi cảm xúc của bạn đã lắng xuống, tâm bạn bình lặng hơn và đây là lúc để chỉ số IQ cao của bạn bước vào. Đây là lúc bạn mới có thể sử dụng trí thông mình của mình để đánh giá là quyết định mua hàng của bạn có hợp lý hay không? số lượng hàng bạn mua có nhiều hay không? Và, một điều đặc biệt nữa là nếu ban đầu chí thông minh IQ của bạn có tìm thấy bất cứ một dấu vết sai sót nào thì ... ngay lúc này, một cảm xúc "sợ hãi sự sai lầm" của bạn trỗi dậy, nó sẽ điều hướng IQ cao ngất của bạn rẽ sang một hướng khác, một hướng tuyệt vời là tìm các lý do, các logic tuyệt vời để chứng minh hành động mua hàng của bạn là hoàn toàn đúng, không có một chút sai lầm nào cả. Hãy chiêm nghiệm xem bạn thấy nó có gần gũi với mình hay không?

Một ví dụ khác đơn giản là ở nơi công sở, khi bị sếp "nhắc nhở" bạn một số việc gì đó, lúc này bạn sẽ thế nào? khi cái IQ của bạn còn chưa được bật lên thì đâu đó trong bạn đã trào dâng một thứ cảm xúc nào đó, có thể là xấu hổ, có thể là giận dữ, và lúc này chính cái cảm xúc đó sẽ đưa bạn tới các quyết định hành động nào đó tuỳ theo cảm xúc của bạn lúc đó chứ không phải IQ cao tuyệt của bạn. Cũng tương tự, khi cảm xúc lắng xuống là lúc IQ của bạn bước vào, khi IQ tìm thấy vấn đề nào đó trong cách hành xử của bạn, lại một cảm xúc "sợ hãi về sai lầm" nào đó trào dâng, và bạn lại dễ dàng tìm ra các lý do tuyệt vời, đầy logic để hợp lý hoá cac hành động của mình.

Từ các ví dụ trên bạn có thể thấy, IQ dù có cao thì nó cũng hầu hết chỉ được dùng trong việc "lý giải" hoặc "tìm lý do hợp lý" cho các hành động mà bạn đã tạo ra do "cảm xúc" dẫn dắt. Thật ngược đời phải không nào. Và vì thế dù có IQ cao nhưng bạn sẽ mãi mãi chẳng bao giờ thành công trong cuộc sống nếu chẳng thể nào nhận thức, kiểm soát được cảm xúc của mình trong cuộc sống.

Vậy trí tuệ cảm xúc được sử dụng như thế nào?

Với khả năng nhận biết các cảm xúc của mình ngay khi nó vừa phát sinh, giả sử là "giận dữ", chúng ta biết mình đang giận dữ và chúng ta biết là khi giận dữ thì IQ của chúng ta không bước vào các quyết định. Tại thời điểm đó chúng ta sẽ quyết định là mình không quyết định hay đưa ra một hành động nào cả, cho đến khi cơn giận dữ qua đi. Và đây chính là điểm quan trọng nhất của trí tuệ cảm xúc. Có được khả năng này thì IQ cao của bạn mới có khả năng tham gia vào các quyết định quan trọng của cuộc đời bạn, từ đó bạn mới có thể thành công.

Khi hiểu được điều này, bạn sẽ thấy mình cần phải học hỏi, luyện tập để có thể có được trí tuệ cảm xúc cao, hay nói cách khác là khả năng nhận thức và kiểm soát cảm xúc của mình. Từ đó đưa cuộc sống của bạn tốt đẹp hơn hiện tại rất nhiều, bởi vì từ đó IQ cao của bạn mới thực sự bước vào cuộc đời.

Bài viết liên quan

TIN MỚI NHẤT

Cách tạo bảng vốn hoá (Cap Table)

Cách tạo bảng vốn hoá (Cap Table)

Bảng vốn hoá (Cap Table) là gì? Cap table
5 chiến lược rút lui (exit) khôn ngoan cho startup

5 chiến lược rút lui (exit) khôn ngoan cho startup

Nếu khởi nghiệp là ước mơ của bạn, vậy tại
Cách tìm kiếm các cố vấn khởi nghiệp cho startup

Cách tìm kiếm các cố vấn khởi nghiệp cho startup

Các cố vấn khởi nghiệp có thể mở ra cánh cửa

CỘNG ĐỒNG