Mới ra trường nên đi làm thuê, đừng vội khởi nghiệp
logo
5 stars - based on 1 reviews

Có rất nhiều bạn trẻ sau khi tốt nghiệp ra trường, đi làm cả chục năm, loay hoay chuyển từ công ty này tới công ty khac, kinh nghiệm cũng có tích luỹ và tiền lương cũng tăng dần, tuy nhiên rất chậm chạp và nếu nhìn về tổng thể sự nghiệp thì mãi vẫn chỉ là nhân viên. Từ đó dẫn tới chán nản và làm việc ngày càng trì trệ, dẫn tới kết quả công việc cũng không còn tăng cao, lại dẫn tới không được thăng tiến. Vòng tròn cứ thế luẩn quẩn mãi. Đôi khi họ tự hỏi vì sao lại có người cùng lứa thành công nhanh đến vậy, họ có gì hơn mình chứ? họ không học giỏi hơn, không thông minh hơn, không chịu khó hơn, nhưng tại sao họ lại thăng tiến hơn?

Đây là một câu hỏi rất khó, nhưng về mặt chung để thăng tiến trong công việc đi làm thuê thì có một số phương thức chung (có thể với một số không đúng, vì họ là thiên tài nên tôi không tính các trường hợp này). Tôi sẽ chia sẻ với mọi người thật cụ thể từng bước một từ khi bạn chuẩn bị tốt nghiệp đại học và vào làm một công ty thì bạn sẽ phải làm gì? từng bước một cho đến khi bạn trở thành một quản lý cấp trung hoặc là một chuyên gia nếu bạn đi sâu vào chuyên môn. Còn cao hơn nữa bạn có thể làm CEO nhưng nói thật, CEO có một số đặc thù tính cách mà không phải ai cũng có, họ thuộc về số ít chứ không phải là đa số, vì vậy tôi xin bỏ qua phần này.

Bạn đang là sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp? hoặc mới đi làm và đang hoang mang không biết phải làm sao để có thể phát triển sự nghiệp, công việc của bạn. Trong một chuỗi các chủ đề này tôi sẽ giúp bạn tìm ra điều đó. Để bạn vững tin trên con đường đi tới mục tiêu của mình.

Hành trình vạn dặm bắt đầu từ một bước chân. Chúng ta chuẩn bị bước đầu tiên nào.

Bắt đầu một cuộc hành trình dài, tôi xin được phép bắt đầu từ thời điểm chúng ta chuẩn bị tốt nghiệp đại học. Đây là thời điểm chúng ta chuẩn bị cho tương lai cuộc sống tự thân sắp tới. Hồi hộp và lo lắng.

Dù bạn học ngành nào đi chăng nữa thì thời điểm làm đồ án tốt nghiệp chuẩn bị ra trường cũng là thời điểm chúng ta tự hỏi và băn khoăn về tương lai sắp tới. Thời của tôi thì chủ yếu là không biết mình ra trường làm được cái gì? một thằng học trường đại học kỹ thuật số 1 Việt Nam như mình còn chưa biết ra trường làm được cái gì? ai thèm thuê mình đây? và tại sao họ lại có thể trả tiền cho mình chứ? vô vàn câu hỏi và lo lắng xuất hiện trong đầu. Nhưng tôi vẫn tự an ủi là bao năm nay vẫn thế, người khác ổn chắc tôi cũng ổn thôi.

Thời nay có vẻ đã khác, đặc biệt là ngành IT thì các bạn được săn đón từ khi còn chưa ra trường, tha hồ chọn lựa. Các bạn trẻ thì năng động hơn, kinh tế phát triển kéo theo nhiều cơ hộ làm thêm cho các bạn từ sớm, nên khi chuẩn bị ra trường tôi nghĩ hầu hết các bạn đã có chút vốn liếng, kiến thức vì đã làm việc, thực tập ở một chỗ nào đó.

Ngày nay tôi thấy lớp trẻ trước khi chuẩn bị ra trường thì hay có 2 xu hướng chính: một là xem có nên đi làm thuê không? hay là tự kinh doanh riêng. Đặc biệt là các bạn đã đọc cuốn sách: Cha giàu, cha nghèo của Robert T. Kiyosaki thì chắc có nhiều bạn muốn tự kinh doanh, chưa nói tới gần đây chính phủ, nhà nước, truyền thông đều đang tung hô giới trẻ khởi nghiệp.

Nếu bạn định khởi nghiệp hay khởi nghiệp kinh doanh thì tôi sẽ chia sẻ với bạn ở một bài viết khác. Trong series các bài viết này tôi xin chia sẻ với các bạn lựa chọn việc đi làm thuê. Mà dù các bạn định kinh doanh hay khởi nghiệp thì thực lòng tôi khuyên các bạn nên đi làm thuê ở công ty lớn tầm 2-3 năm theo những gì tôi chia sẻ sắp tới đây để có chút kinh nghiệm cho khởi nghiệp. Nhưng tuyệt đối đừng quá 5 năm vì khi đó bạn rất dễ bị có thành kiến về phong cách làm việc hay một số lối tư duy chỉ phù hợp với doanh nghiệp lớn, ngược lại các thành kiến, kinh nghiệm đó có thể lại trở thành bước cản khi bạn khởi nghiệp, một nơi cần hoàn toàn sáng tạo và linh hoạt.

Vậy bạn đã chọn trước mắt ra trường ít nhất là 3-5 năm sẽ đi làm thuê. Chúc mừng bạn đến với một môi trường cũng rất thú vị và sáng tạo. Nhưng chúng ta nên làm thuê ở đâu? công ty nào? lớn hay nhỏ? có nên làm đúng với chuyên môn mình đã học ở đại học không? câu hỏi này không phải là vô lý bởi vì tôi biết ở xã hội Việt Nam chúng ta hầu như rất ít người có định hướng công việc từ nhỏ, ngay cả khi thi vào đại học thì chúng ta cũng hầu như theo trào lưu, theo sở thích như trường đó là số một, hay là do bố mẹ định hướng. Đến khi vào học một thời gian thì chả thấy thích thú gì ngành này. Vì thế khi sắp ra trường đi làm, việc tự hỏi mình có nên làm theo ngành mình đã học không cũng là một phản ứng tự nhiên. Nếu bạn có câu hỏi này, tôi khuyên bạn nên cân nhắc kỹ một chút. Nếu bạn vẫn tiếp tục làm, nếu vẫn thấy không phù hợp trong năm đầu tiên thì bạn nên chuyển sang làm một công việc nào đó mà bạn thích. Theo kinh nghiệm của tôi thì chính trong một năm đó là thời gian bạn có thể đi học các khoá cơ bản về ngành mình thích, hoặc thậm chí là chỉ cần đọc sách để hiểu biết căn bản. Đã qua rồi thời kỳ nhà nước của khôn người khó. Chỉ cần bạn thích và chịu khó học một số kiến thức căn bản, rất nhiều công ty sẵn sàng tuyển dụng bạn. Dĩ nhiên lương khởi điểm không được cao. Nhưng có sao đâu, nếu bạn thực sự thích và chuyên tâm, tôi đảm bảo sau 1 năm lương của bạn sẽ vượt các bạn khác đúng chuyên ngành cùng lứa với bạn sau đó. 

Bài viết liên quan

TIN MỚI NHẤT

Cách tạo bảng vốn hoá (Cap Table)

Cách tạo bảng vốn hoá (Cap Table)

Bảng vốn hoá (Cap Table) là gì? Cap table
5 chiến lược rút lui (exit) khôn ngoan cho startup

5 chiến lược rút lui (exit) khôn ngoan cho startup

Nếu khởi nghiệp là ước mơ của bạn, vậy tại
Cách tìm kiếm các cố vấn khởi nghiệp cho startup

Cách tìm kiếm các cố vấn khởi nghiệp cho startup

Các cố vấn khởi nghiệp có thể mở ra cánh cửa

CỘNG ĐỒNG